【bong da so du lieu】Kinh doanh chỉ phát triển khi gặp chính sách tốt
Là người đầu tiên ký với Bộ Giáo dục về trung tâm hợp tác các chuyên gia nước ngoài đồng thời đưa du học sinh tự túc Việt Nam sang Cananda và Mỹ,ỉpháttriểnkhigặpchínhsáchtốbong da so du lieu chứng tỏ từ lâu ông đã nhìn thấy tiềm năng trong kinh doanh giáo dục ở Việt Nam?
Hệ thống giáo dục của Việt Nam khác quá nhiều so với nước ngoài. Nếu như ở nước ngoài, họ đào tạo cực tốt về văn hóa - xã hội, kỹ năng
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc |
sống, kỹ năng làm việc... còn ở Việt Nam, từ xa xưa các cụ dạy câu “Tiên học lễ- hậu học văn” nhưng trên thực tế, cách sống, kỹ năng sống cũng như đạo nghĩa và văn hóa của chúng ta không ổn. Với nền giáo dục trải qua 50-60 năm, Việt Nam đã quá trì trệ, đào tạo ra lớp người kế thừa quá dở, khả năng tiếp cận cái mới không có nhưng luôn đi vào lối mòn sáo rỗng, sa đà trong lí luận, sa đà trong tranh cãi, không đặt ra giải pháp hoặc đặt ra chỉ để trên giấy và không giải quyết được điều gì.
Chúng ta đẻ ra tiêu chí không tưởng chính vì vậy xã hội không phát triển được do quá nhiều tiêu chí không tưởng và sàm sàm, lúc bấy giờ tôi muốn mở ra con đường du học sinh tự túc sang Canada và Mỹ trong bối cảnh Mỹ mới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam do vậy, buộc Việt Nam phải hội nhập.
Thời gian đó, chúng ta làm việc với người nước ngoài nhưng tiếng Anh hầu hết đều dở, tiếng Pháp càng dở, một số người có tiếng Nga thì Nga lại không đầu tư vào Việt Nam nữa, do vậy một số người có tiếng Nga lại không áp dụng được trong cuộc sống và tiếng Anh mới là ngôn ngữ thế giới. Tôi nhìn thấy cơ hội ở đây, đưa người Việt Nam du học tự túc là cơ hội để tiếp thu nền văn hóa mới, cách sống mới.
Lý do nào khiến ông có quyết định mở các trường đào tạo nghề ở Việt Nam như trường trung cấp nghề Việt Nam – Canada hay trường dân lập Mariquire...?
Nhu cầu những trường đào tạo nghề hay trường dân lập chất lượng là điều tất yếu ở Việt Nam. Hiện nay, chúng ta vẫn đang luẩn quẩn trong việc tranh luận liên tục nhưng vẫn không có chính sách rõ ràng cho giáo dục tư nhân.
Các trường đại học và cao đẳng mở ra tràn lan nhưng lại thiếu đi lao động lành nghề. Khi giải quyết vấn đề việc làm, Bộ Giáo dục - Đào tạo "đá" sang cho Bộ Lao Động - Thương binh và xã hội.
Với trường nghề tôi quyết định mở, học viên được đào tạo ở Việt Nam một thời gian, sau đó chuyển sang lao động nước ngoài 3-4 năm. Như vậy, người lao động không những có tay nghề tốt, được đào tạo kĩ năng khéo léo trong công việc và quan trọng là họ có được nguồn thu nhập lớn.
Hằng năm, chúng ta vỗ tay ầm ầm khi xuất khẩu 30.000 - 40.000 người lao động sang Malaysia, Philippines, Đông Á hay Trung Đông... nhưng thực tế, người lao động của ta đang làm thuê cho những người làm thuê ở các nước đó. Philippines, Malaysia hay Indonesia... xuất khẩu người lao động sang Canada, Bắc Mỹ với mức lương từ 1.000 - 2.000 USD/tháng, còn chúng ta lại sang nước họ lao động với mức lương rẻ hơn 300 – 400 USD.
Hay như Intel - một tập đoàn lớn về công nghệ thông tin, khi đầu tư vào Sài Gòn cần 60-70 cán bộ trung cấp lành nghề, nhưng chỉ tuyển được ở Việt Nam tối đa 30-40 người và số còn lại phải lấy từ Philippines hay Malaysia. Và thực tế đáng buồn là Việt Nam thừa rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, cử nhân đại học nhưng lại thiếu lượng lớn trung cấp lành nghề.
Vậy đầu tư vào giáo dục có những rủi ro gì, thưa ông?
Đầu tư về giáo dục và đào tạo phải cần đồng thời hai yếu tố thời gian và tài chính. Đặc biệt, để trường dân lập cạnh tranh được với trường công lập tại Việt Nam lại cực kì khó. Ở các trường tư nhân, mức học phí cao hơn nhiều so với công lập do họ phải tự xoay sở để ổn định nguồn thu, trong khi chính sách còn nhiều bất cập.
Chúng ta vẫn còn tư tưởng “trọng con đẻ hơn con nuôi”. Các tập đoàn nhà nước được ưu đãi nhiều về vốn, cơ chế chính sách trong khi dân doanh thì gặp quá nhiều vấn đề. Chính vì vậy sự cạnh tranh là không công bằng, chúng ta luôn đưa ra khẩu hiệu “tiến tới một xã hội công bằng văn minh” nhưng ngay bản thân xã hội không công bằng và người làm ra sản phẩm cũng không được đối xử công bằng và tất nhiên ở lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng không công bằng.
Ngay cả khi thị trường là tiềm năng nhưng nếu không có một chính sách tốt cũng giống như “đem con bỏ chợ”, ném tiền qua cửa sổ. Bởi tiền của nhà nước hay tiền của tư nhân cũng là tiền của xã hội, nếu định hướng chính sách không trúng thì lãng phí, thất thoát của cả xã hội và luân chuyển trong xã hội.
Chúng ta không nên níu kéo kể cả các trường đại học khi không đủ tầm, không đủ khả năng để tiến tới cái cuối cùng là chất lượng đào tạo.
Tôi có thể khẳng định hiện có rất ít trường nghề tại Việt Nam được đầu tư đầy đủ thiết bị như trường nghề Việt Nam – Canada của chúng tôi nhưng tới nay lỗ thê thảm, lí do không chỉ vì học phí Việt Nam khác biệt lớn với thế giới và quan trọng hơn là Việt Nam thích bằng cấp, thích bằng bộ giáo dục hơn là trường nghề.
Học sinh thi đại học không đỗ có trung cấp, cao đẳng nhưng chính sách lại “đẻ” ra cơ chế liên thông làm sinh ra một loạt vấn đề. Khả năng chỉ học được nghề nhưng lại có thể liên thông cao đẳng, đại học và thậm chí là sau đại học. Bởi vậy, cơ hội cho những trường nghề của tư nhân là rất ít.
Bởi vậy, chính sách mới là cái quyết định và tư tưởng là thống soái. Chúng ta phải biết học hỏi bên ngoài, nếu không, Việt Nam sẽ tràn ngập tiến sĩ, giáo sư nhưng phát triển không giống ai.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Hoài Bắc sinh năm 1958 tại Tứ Kỳ, Hải Dương. Năm 1988, ông học Đại học Quản trị kinh doanh phân hiệu Cambrigde . Hai năm sau, Nguyễn Hoài Bắc thành lập công ty và năm 1992 về Việt Nam đặt mối quan hệ làm ăn. Hiện ông là Chủ tịch HĐQT và cổ đông chính của 4 doanh nghiệp: Công ty TNHH Canada Home Deco Corp chuyên sản xuất chăn, ga, gối, nệm với 150 công nhân và hơn 40 đại lý trên toàn quốc. Công ty Cổ phần PT&T Đại Sơn trong đó nổi bật là trường Trung cấp nghề Việt Nam - Canada với số vốn đầu tư 11 triệu USD. Công ty liên doanh IQLinks sản xuất điện thoại cố định không dây và điện thoại di động. Công ty Cổ phần Cao su Hoà Lâm tại Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 6.500 ha cao su. |
Ngọc Minh