Yêu cầu cấp bách
Chia sẻ tại tọa đàm “Mở cửa du lịch thế nào để an toàn”,ôiphụcdulịchlàmộttrongnhữngyêucầucấpbábd kq italia do báo Báo Dân trí tổ chức ngày 20/10, ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, du lịch Việt Nam trong những năm gần đây rất phát triển, đặc biệt là năm 2019 có thể coi là giai đoạn đỉnh cao. Dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến ngành kinh tế “không khói” này bị khủng hoảng nặng nề, chưa từng có.
“Chúng ta từng có hơn 40 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Nhưng hiện nay, 30% trong số các doanh nghiệp đó đã đóng cửa, 30% khác có sự chuyển đổi và chỉ còn 5 - 10% các doanh nghiệp du lịch còn có những hoạt động. Đây cũng là thực trạng chung của các doanh nghiệp du lịch trên toàn thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Du lịch hoàn toàn tiêu điều và có thể đã lùi lại 10 - 20 năm"- ông Bình cho hay.
Theo ông Bình, điều lo ngại nhất là lực lượng lao động trong lĩnh vực này phần lớn đều đã nghỉ việc, chỉ có một số doanh nghiệp giữ lại lực lượng nòng cốt dù không làm việc. Trên 90% lao động du lịch không còn làm việc trong thời gian qua. Có thể nói ngành du lịch đã “ngủ đông” rất dài, gần 2 năm. Tuy nhiên, thiệt hại này cũng có thể sẽ làm cho ngành du lịch và các ngành kinh tế khác có chuyển biến, thay đổi trong thời gian tới.
Nhìn nhận về "bức tranh" của ngành du lịch, ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết thiệt hại về du lịch rất lớn, thống kê sơ bộ về các chỉ số chính đều có sự sụt giảm.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm 16% (đạt 31,5 triệu lượt khách), tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 137.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.
Khôi phục du lịch là một trong những yêu cầu cấp bách. Ảnh: T.L |
“Sau 4 đợt dịch bùng phát, nguồn lực doanh nghiệp đã hết sức cạn kiệt. Khi du lịch đã “chạm đáy”, tính đến thời điểm này, việc khôi phục du lịch là một trong những yêu cầu cấp bách của tất cả những người làm du lịch và doanh nghiệp du lịch. Chúng tôi đánh giá, đây là thời điểm chín muồi để chúng ta triển khai. Về chủ trương của Đảng, Chính phủ trong thời gian vừa qua rất ủng hộ việc vừa phòng chống dịch an toàn vừa sản xuất kinh doanh” - ông Khánh cho biết.
Mở cửa thế nào cho an toàn
Nói về việc mở cửa lại thị trường quốc tế, ông Vũ Thế Bình cho rằng, mở cửa thị trường quốc tế là con đường duy nhất chúng ta khôi phục du lịch. Có thể chúng ta làm chậm lại một chút nhưng cái đích vẫn là phải mở cửa cho khách quốc tế vào và trong thời gian sớm nhất.
“Tuy nhiên, trong tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện tại, việc chọn cách nào để đưa khách quốc tế vào thì nhiều nước vẫn còn băn khoăn. Không chỉ Việt Nam mới mong mở cửa đón khách mà nhiều nước cũng mong muốn nhưng họ cũng thận trọng. Thái Lan là nước mở đầu đón khách quốc tế ở Đông Nam Á. Họ cũng mất thời gian, cũng chật vật nhưng đến giờ họ đã tìm ra hướng đi tương đối đúng đắn. Cách làm này của Thái Lan chúng ta có thể học tập. Bên cạnh đó, trong thời điểm này khách du lịch nội địa cũng cần được đưa vào những vị trí quan trọng. Chính khách nội địa khi đi du lịch sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước và các ngành kinh tế khác” - ông Bình nói.
Nguyễn Trùng Khánh cho hay, lộ trình mở cửa, đón khách quốc tế là nhiệm vụ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hiện đang triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong thời gian qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chủ động và các ban, ngành liên quan đã rất tích cực phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang để hoàn thiện kế hoạch chi tiết đón khách đến Phú Quốc. Theo dự thảo của kế hoạch này, việc đón khách quốc tế dự kiến được triển khai vào tháng 11 sắp tới, kéo dài từ 3 - 6 tháng. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả việc thí điểm sẽ triển khai thêm một số địa phương khác trên cả nước.
Theo ông Khánh, đối tượng khách du lịch quốc tế sẽ đi theo hình thức “hộ chiếu vắc-xin”, phải hoàn thành việc tiêm chủng vắc-xin, test PCR... Đồng thời, khách tham gia du lịch trọn gói với các chuyến bay charter đến Việt Nam. Trong đề xuất thí điểm đón khách quốc tế, chúng tôi cũng đề xuất ưu tiên đón khách ở những thị trường tiềm năng đối với du lịch và có độ an toàn cao về phòng, chống dịch Covid-19 như thị trường Đông Bắc Á, châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Đông, châu Úc...
Về du lịch nội địa cho đến thời điểm này, nhiều địa phương kiểm soát dịch tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, góp phần mở lại các hoạt động kinh tế, dịch vụ, trong đó có du lịch.
"Hiện nay có nhiều địa phương triển khai việc thí điểm theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu, đón khách du lịch nội tỉnh, sau đó xây dựng kế hoạch thu hút khách từ các địa phương khác đến địa phương mình để du lịch nội địa khôi phục" - ông Nguyễn Trùng Khánh khẳng định./.