【nhận định mc hôm nay】Bộ Tài chính có hai nhóm lọt Top đầu về chi phí tuân thủ pháp luật thấp nhất

bo tai chinh co hai nhom lot top dau ve chi phi tuan thu phap luat thap nhat

Đứng vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng là nhóm TTHC Hải quan với chi phí tuân thủ là 3,ộTàichínhcóhainhómlọtTopđầuvềchiphítuânthủphápluậtthấpnhấnhận định mc hôm nay5 triệu đồng.

Chi phí TTHC thấp nhất là 0,07 triệu đồng

Báo cáo APCI của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ là báo cáo đánh giá chi phí thực tế mà doanh nghiệp và tổ chức phải chi trả để thực hiện TTHC theo quy định hiện hành. Từ đó, xác định những nhóm TTHC đã và đang là gánh nặng về chi phí của doanh nghiệp. Đây cũng là lần đầu tiên Văn phòng Chính phủ công bố thông tin về gánh nặng thực thi TTHC của doanh nghiệp.

Báo cáo APCI 2018 phân tích những thành tựu cải cách TTHC của Chính phủ trong những năm qua và xác định dư địa cải cách cho 8 nhóm TTHC quan trọng cho doanh nghiệp, gồm: Khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh; Thuế; Đầu tư; Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề; Hải quan; Đất đai; Môi trường và Xây dựng.

Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện điều tra trên cả nước để xây dựng chỉ số. Hội đồng tư vấn cải cách TTHC đã nhận được ý kiến và chia sẻ thông tin của hơn 3.000 doanh nghiệp đã từng thực hiện 1 trong 8 nhóm TTHC tại 63 tỉnh, thành phố trong 6 tháng cuối năm 2017 về thời gian và chi phí cần thiết để hoàn thành TTHC đó.

APCI 2018 gồm hai chỉ số thành phần phản ánh hai loại chi phí chủ yếu mà doanh nghiệp phải chi trả khi thực hiện TTHC gồm: Chi phí thời gian (thông qua đo lường về thời gian vật chất cần thiết của mỗi doanh nghiệp kể từ khi bắt đầu tìm hiểu về TTHC cho đến khi hoàn tất việc thực hiện TTHC theo quy định hiện hành); Chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp phải chi trả bằng tiền trong suốt quá trình thực hiện TTHC để nhận được kết quả.

Phát biểu tại hội nghị, TS Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng tư vấn cải cách TTHC cho biết, thứ hạng của 8 nhóm thủ tục hành chính theo kết quả điều tra APCI 2018 phản ánh gánh nặng chi phí của doanh nghiệp và qua đó cho thấy hiệu quả về chính sách của từng ngành, từng lĩnh vực.

“Cụ thể, 0,07 triệu đồng là chi phí thủ tục của nhóm thủ tục hành chính có mức chi phí thủ tục thấp nhất. 64,1 triệu đồng là chi phí thủ tục của nhóm thủ tục hành chính có mức chi phí thủ tục cao nhất. Theo đó, 100% chi phí thủ tục của nhóm thủ tục hành chính có mức chi phí thấp nhất là chi phí về thời gian; 93% chi phí thủ tục của nhóm thủ tục hành chính có mức chi phí cao nhất là những chi phí trực tiếp; 23/63 địa phương nằm ở góc hiệu quả với chi phí trực tiếp thấp và thời gian ngắn nhất; 19/63 địa phương nằm ở góc Cần cải thiện với chi phí trực tiếp và thời gian dài”, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh.

Thuế đứng đầu nhóm chi phí thủ tục hành chính thấp nhất

Đứng đầu Bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018 là nhóm TTHC Thuế với chi phí tuân thủ là 73,75 nghìn đồng. Trong đó, thời gian thực hiện trung bình của doanh nghiệp cho một thủ tục trong nhóm thủ tục này là 2,9 giờ làm việc. Đây là một trong những nhóm thủ tục được Ngân hàng thế giới (WB) vinh danh trong Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh 2018 khi tăng gần 15/100 điểm so với năm 2017 (từ 57,99 lên 72,77 điểm).

Đứng thứ hai là nhóm TTHC Khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh với chi phí tuân thủ là 720,7 nghìn đồng. Trong đó, thời gian thực hiện được ghi nhận là 10,5 giờ làm việc của doanh nghiệp. Mức chi phí được ghi nhận cho nhóm thủ tục này thấp hơn mức chi phí thuê tư vấn trọn gói phổ biến trên thị trường. Điều này cho thấy các TTHC trong nhóm thủ tục này đang dần dễ hơn cho doanh nghiệp tự tìm hiểu và tự thực hiện với chi phí hợp lý hơn.

Đứng vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng là nhóm TTHC Hải quan với chi phí tuân thủ là 3,5 triệu đồng. Kết quả này phần nào phản ánh những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan khi thực hiện triển khai Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020 và việc ngành Hải quan thực hiện những chỉ đạo của Chính phủ theo loạt Nghị quyết 19 của Chính phủ qua các năm từ 2014 đến 2017, và Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử. Cùng với ngành Thuế, ngành Hải quan là ngành tích cực đưa hệ thống công nghệ thông tin vào áp dụng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đứng sau cùng trong bảng xếp hạng APCI 2018 là nhóm thủ tục Xây dựng với chi phí tuân thủ là 64,1 triệu đồng. Về chi phí thời gian, nhóm thủ tục này không nằm ở mức cao nhất (103,9 giờ làm việc và 2,15 triệu đồng) nhưng chi phí trực tiếp cao vượt trội đã làm nhóm thủ tục này trở nên đắt đỏ bậc nhất.

Hai trong số ba nhóm thủ tục dẫn đầu với mức chi phí tuân thủ pháp luật thấp nhất là nhóm Thuế và nhóm Hải quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính - cơ quan đã và đang rất tích cực trong việc cải cách các TTHC.

Đánh giá về tình hình cải cách thủ tục hành chính cùng với việc cắt giảm chi phí thủ tục hành chính trong thời gian qua, ông Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách TTHC nhấn mạnh, thông qua phản ánh của Hiệp hôi các doanh nghiệp và người dân, chi phí về thời gian, chi phí trực tiếp cũng như chi phí gián tiếp khi thực hiện các thủ tục hành chính vẫn còn rất cao. Vì vậy, với việc công bố thông tin về gánh nặng thực thi TTHC của doanh nghiệp trong 8 nhóm thủ tục hành chính cho thấy hiệu quả về chi phí tuân thủ TTHC giữa các vùng miền, địa phương và tỉnh thành chủ yếu do cách chính quyền địa phương hành động và tổ chức thực thi pháp luật theo định hướng phục vụ, thể hiện ở sự linh hoạt và sáng tạo của các cơ quan chính quyền cấp tỉnh và địa phương.

“Bên cạnh đó, APCI 2018 cũng chỉ ra rằng chi phí tuân thủ TTHC thấp có liên quan mật thiết tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước. Kết quả khảo sát cho thấy những lĩnh vực có mức chi phí tuân thủ thấp nhất nằm ở 3 lĩnh vực có ứng dụng công nghệ thông tin tốt là Thuế, Hải quan và Khởi sự doanh nghiệp”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phân tích.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm cũng cho biết, đây là năm đầu tiên công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC. Trong các năm tới, Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC sẽ thực hiện so sánh mức độ cải cách mà các bộ ngành, địa phương đã thực hiện trong năm trước, nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương xem xét, đo lường được mức độ cải cách của ngành, lĩnh vực, địa phương mình và xác định được những vấn đề cần tiếp tục cải cách cho những năm tiếp theo. Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC năm sau cũng sẽ tạo động lực cho các địa phương trong việc cải cách TTHC theo yêu cầu của Chính phủ.