【keo tham khảo】Tăng lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp mong kéo giãn lộ trình
Mất thêm chi phí
Tại buổi họp báo công bố mức tăng lương tối thiểu,ănglươngtốithiểuvùngDoanhnghiệpmongkéogiãnlộtrìkeo tham khảo Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia Phạm Minh Huân cho rằng, điều chỉnh lương tối thiểu vùng là căn cứ nâng cao đời sống của người lao động, song cũng cần chia sẻ để chi phí không quá sức đối với DN. Vì thế, mức đề xuất tăng 7,3% được hy vọng sẽ giúp DN có thêm điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là khả năng chi trả theo yêu cầu tăng lương tối thiểu.
Tuy nhiên, theo nhiều DN, mức tăng này vẫn khiến DN phải mất thêm một khoản chi phí liên quan đến lương tối thiểu như: Phí bảo hiểm, phí công đoàn… Đặc biệt, những DN sử dụng nhiều công nhân như DN da giày, dệt may, thủy sản… mới thực sự “kêu trời” vì mức tăng này. Như theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tùy từng DN, tiền lương và các khoản phí bảo hiểm xã hội, công đoàn đã chiếm trên 70% giá gia công XK, lương tăng bao nhiêu thì DN lại mất thêm từng ấy chi phí. Điều này khiến giá thành sản phẩm khó giảm, làm giảm sức cạnh tranh của DN.
Nói cụ thể hơn về vấn đề này, ông Lê Hữu Phong, Giám đốc Công ty Cổ phần may Sơn Hà cho hay, mức lương tối thiểu vùng theo quy định mới vào khoảng 3,3-3,7 triệu đồng/người vùng 1 và vùng 2, trong khi lương trung bình của công nhân hiện nay khoảng 5,5 triệu đồng/người. Với mức tăng cao hơn như vậy thì công nhân sẽ không được hưởng mức tăng như quy định mà còn khiến DN bị tăng thêm khoảng 10% cho các chi phí liên quan.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, theo ông Phí Ngọc Trịnh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần may Hồ Gươm, với mức lương trung bình của công nhân từ 4,5-5,5 triệu đồng/người, mức tăng lương tối thiểu khoảng hơn 200.000 đồng họ sẽ không được hưởng, còn DN sẽ mất thêm 7-8% chi phí cho bảo hiểm xã hội, 2% chi phí cho công đoàn.
Chính từ thực tế này đã khiến các DN cho rằng, tăng lương tối thiểu vùng sẽ khiến DN đã khó khăn lại càng thêm khó khăn. Đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm nay, các DN dệt may, da giày đang gặp khó khăn với kim ngạch XK sụt giảm nhất trong vòng chục năm trở lại đây, mà một trong những nguyên nhân được các DN này đưa ra là do khó khăn về vấn đề lương của công nhân.
Không những thế, nhiều DN còn cho rằng, tăng lương sẽ khiến DN tăng gánh nặng, thậm chí, quỹ tiền lương của một số DN đang ở tình trạng âm nên sẽ phải “cấu véo” vào chế độ, lương thưởng của công nhân để bù đắp cho khoản “gánh nặng” này. Hơn nữa, nhiều DN nhỏ hoặc các cơ sở sản xuất không áp dụng theo lương tối thiểu vùng, mà chỉ là thỏa thuận theo hợp đồng lao động nên công nhân hoàn toàn không được hưởng lợi từ việc tăng lương này.
Cần lộ trình
Nhìn chung, tăng lương tối thiểu vùng là quyền lợi của người lao động và là nghĩa vụ của DN, đây cũng là điều kiện bắt buộc để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và giúp kinh tế phát triển. Tuy nhiên, mọi việc cần được tiến hành một cách phù hợp, dựa trên sự đồng thuận của cả hai bên và tình hình kinh tế.
Ông Lê Hữu Phong cho rằng, lộ trình tăng lương phải cân bằng với “sức khỏe” của DN và phải gắn với việc tăng năng suất lao động. Hai điều này trong những năm gần đây đều chưa có sự tiến triển mạnh mẽ, trong khi lương lại tăng dồn dập khiến DN khó có điều kiện để thích ứng và đáp ứng nhu cầu của công nhân.
Đồng quan điểm, ông Hà Ngọc Hoa, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang cho biết, năng suất lao động vẫn là vấn đề nan giải của các DN Việt Nam. DN vẫn còn vướng về việc tìm nguồn chi phí phục vụ đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm thêm trang thiết bị. Hơn nữa, việc đổi mới khoa học công nghệ vẫn chưa được các cơ quan chức năng hỗ trợ DN hiệu quả nên DN khó tìm được cách tăng năng lực cạnh tranh, tăng số lượng và chất lượng hàng hóa để tăng nguồn thu, tăng lương cho công nhân.
Bên cạnh đó, lộ trình tăng lương tối thiểu vùng trong những năm qua được các DN nhận xét là khá “dày”, khi trước đó vào đầu năm 2015, mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên từ 250.000-400.000 đồng. Vì thế, các DN đề xuất chỉ nên tăng 2-3 năm một lần với những điều chỉnh, đánh giá, khảo sát dựa trên nhu cầu và sức khỏe của DN một cách hợp lý. Đặc biệt, Hội đồng tiền lương Quốc gia cần xem xét đến thu nhập thực tế của công nhân và DN để làm tiêu chí đánh giá mức tăng lương.
“Chính phủ cần phải có những hỗ trợ, xem xét tình hình thực tế đối với DN có nhiều lao động, nên có những hỗ trợ giúp DN giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chuyển đổi công nghệ và giải quyết khó khăn ở thị trường thương mại. Bởi chi phí tiền lương cho công nhân cần một quá trình dài, với tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, DN khó có thể đảm bảo doanh thu lợi nhuận chứ chưa nói gì đến vấn đề tăng lương cho công nhân”, ông Phí Ngọc Trịnh đề xuất.
Có thể nói, bài toán tăng lương với các DN trong bối cảnh hiện nay vẫn còn chưa có lời giải. Do đó, một lộ trình phù hợp, một mức tăng phù hợp sẽ phần nào vừa gỡ được khó khăn cho DN, vừa tăng thêm quyền lợi của người lao động.