VHO - Ngày 30.8,étxửvụánđưavànhậnhốilộtạiCôngtycấpnướcNinhThuậvitesse – ajax TAND tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đưa ra xét xử vụ án đưa, nhận hối lộ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận.
Các bị cáo tại phiên tòa
Nhiều Giám đốc doanh nghiệp bị truy tố
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Ninh Thuận đọc tại Tòa: Bị cáo Lê Xuân Phương (Giám đốc Công ty Việt Lê) có quen biết Nguyễn Đức Cảm (Phó Giám đốc Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận) nên đã nhờ giúp đỡ để nhận được 3 gói thầu công trình mở rộng hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Vì sợ bị buộc tội, Cảm khai có hỗ trợ Công ty Việt Lê đủ năng lực thi công để công ty Việt Lê trúng 3 gói thầu và Phương đã cảm ơn (lại quả) Cảm 5 lần với số tiền khoảng 200 triệu đồng.
Từ những hành vi trên, Viện KSND tỉnh Ninh Thuận đã truy tố Nguyễn Đức Cảm (hiện đã chết vì bệnh tật) tội "Nhận hối lộ", còn bị cáo Lê Xuân Phương bị truy tố tội "Đưa hối lộ".
Ngoài ra, bị cáo Phương còn bị truy tố thêm tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" vì đã chỉ đạo thi công gian dối để nâng khống khối lượng hoàn thành trong hồ sơ nghiệm thu và chiếm đoạt gần 580 triệu đồng của Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận. Trong vụ này, Viện KSND tỉnh Ninh Thuận cũng truy tố Nguyễn Lân (Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng và thương mại Trúc Lâm) và Lưu Quốc Phong (Giám đốc Công ty TNHH Trường Thành Việt) tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Hai bị cáo này đã kê khống khối lượng để chiếm đoạt tiền của Công ty CP cấp nước Ninh Thuận khi thi công các gói thầu. Ngoài ra, Viện KSND Ninh Thuận còn truy tố Nguyễn Châu Khoa (Giám đốc), Trần Lê Anh Khoa (Phó Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Trùng Dương) và Nguyễn Phú Cường (nhân viên phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Công ty CP cấp nước Ninh Thuận) cùng tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Đẩy trách nhiệm cho cấp dưới (đã chết)
Quang cảnh phiên tòa
Tại phần xét hỏi vào sáng cùng ngày, trả lời HĐXX, bị cáo Lê Xuân Phương phủ nhận việc đưa hối lộ cho Nguyễn Đức Cảm (hiện đã chết vì bệnh tật, cựu Phó giám đốc Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận). Bị cáo Phương cho biết mình quen biết ông Cảm từ lâu nên có hỗ trợ tiền uống cà phê, tiền xăng xe cho ông Cảm trong lúc khó khăn chứ không liên quan gì đến việc nhận 3 gói thầu tại Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận. Trong bút lục của cơ quan điều tra, ông Cảm cũng chỉ thừa nhận bị cáo Phương có giúp đỡ mình nhiều lần khoảng 20 triệu đồng tiền cà phê, xăng xe đi lại. Tại biên bản đối chất giữa ông Cảm và ông Phương, ông Cảm cũng khẳng định không có thỏa thuận gì về việc chia tỷ lệ hoa hồng và việc ông Phương mang tiền đến văn phòng để xin công trình là không có.
HĐXX cũng chất vấn ông Phạm Hồng Châu (cựu Giám đốc Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) về trách nhiệm của người đứng đầu Công ty trong việc phê duyệt kết quả trúng thầu, trách nhiệm giám sát, ký duyệt chi cho các doanh nghiệp thi công 5 gói thầu mở rộng hệ thống cấp nước tỉnh Ninh Thuận.
Khi trả lời HĐXX, ông Châu cho biết, đã phân công cho cố Phó Giám đốc Nguyễn Đức Cảm cùng những cán bộ liên quan giám sát và thực hiện việc nghiệm thu 5 gói thầu nói trên. Vì thế, việc để xảy ra thất thoát ngân sách Nhà nước thuộc về trách nhiệm của cấp dưới chứ bản thân ông Châu “không biết, không liên quan”.
Khi thẩm phán chủ toạ phiên toà truy vấn: "Tại sao làm Giám đốc công ty mà không biết việc thi công có thất thoát, sai thiết kế và còn ký duyệt thanh toán cho các nhà thầu"? Ông Châu đáp, ông ký dựa trên cơ sở “hồ sơ đề nghị thanh toán có đầy đủ thủ tục theo quy định”.
Tuy nhiên, bị cáo Lê Xuân Phương khai rằng, ông Châu chính là người trực tiếp ký 3 hợp đồng thi công với doanh nghiệp mình và biết việc thi công sai thiết kế nên đã cho nhân viên yêu cầu công ty của ông Phương sửa chữa lại việc thi công sai thiết kế.
Thẩm phán chủ toạ phiên toà cũng cho rằng, ông Châu là người đứng đầu đơn vị nên phải biết và chịu trách nhiệm về tất cả những sai sót nói trên tại Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận.
Ông Phạm Hồng Châu (người đứng) đẩy trách nhiệm cho cấp dưới (đã chết)
Cần làm rõ các tình tiết trong vụ án?
Tại phiên tòa, TS. Luật sư Đỗ Nghề - Giám đốc Công ty Luật Super Green, bào chữa cho bị cáo Lê Xuân Phương đối đáp với đại diện VKSND tỉnh Ninh Thuận: Ông Lê Xuân Phương không có hành vi đưa tiền cho người có chức vụ quyền hạn để người có chức vụ quyền hạn làm hoặc làm không đúng một việc nào đó, gây ảnh hưởng đến lợi ích của Công ty CP cấp nước Ninh Thuận. Cụ thể, tại bút lục số 428 ông Cảm khai không hứa hẹn cho công ty Việt Lê được thi công công trình và đồng thời ông không thể tự quyết định được đơn vị nào sẽ trúng thầu công trình. Ông Phạm Hồng Châu - Nguyên Giám đốc Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận mới là người có thẩm quyền quyết định trong vấn đề trên. Vậy việc đưa tiền 15-20 triệu cho ông Cảm không làm ảnh hưởng đến việc quyết định đơn vị nào trúng thầu của ông Châu.
“Tại Biên bản đối chất giữa ông Châu và ông Phương ngày 27.12.2020 (Bút lục số 669) ông Châu khẳng định rằng ông chưa bao giờ nhận bất kỳ lợi ích vật chất nào từ ông Phương, việc công ty Việt Lê nhận được thầu là kết quả khách quan của việc đánh giá hồ sơ thầu mà ông Phương đã nộp cho Công ty cấp nước. Qua đó có thể khẳng định ông Lê Xuân Phương không có hành vi đưa hối lộ”, Luật sư Đỗ Nghề viện dẫn.
Luật sư Đỗ Nghề cũng phân tích: Việc cơ quan tố tụng truy tố ông Lê Xuân Phương tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại khoản 4 Điều 174 Bộ Luật Hình sự là chưa đủ cơ sở pháp lý. Cụ thể, dựa vào Biên bản lấy lời khai của ông Lê Xuân Phương tại Bút lục số 343, 344 thể hiện ông Nguyễn Đức Cảm là người chủ động đưa cho Công ty Việt Lê mượn bằng chứng chỉ hành nghề xây dựng của ông Phạm Đình Cường để Công ty Việt Lê làm hồ sơ năng lực. Bên cạnh đó, ông Phương chưa bao giờ gặp ông Phạm Đình Cường để lừa dối lấy chứng chỉ hành nghề, ông Phương trúng thầu nhờ vào việc liên danh với công ty có năng lực triển khai gói thầu.
Bị cáo Lê Xuân Phương (người đứng) phủ nhận việc đưa hối lộ và liên tục kêu oan.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hành vi khách quan là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt. Qua phân tích trên, bị can Phương bị áp dụng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là không phù hợp.
Luật sư Đỗ Nghề cũng cho rằng, cơ quan điều tra đã hình sự hoá hợp đồng thương mại bằng vụ án hình sự và bị các cơ quan chức năng điều tra theo hướng có hành vi phạm tội. Bản thân bị hại là Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận khi phát hiện ra nghiệm thu không đúng với thực tế, gây hao hụt về tài sản cũng không phát hành văn bản thông báo cho Công ty Việt Lê sai lệch về khối lượng thi công và làm chưa đúng thiết kế ban đầu để hai bên cùng rà soát lại và để công ty Việt Lê có thể khắc phục phần thi công còn thiếu sót.
Sau khi HĐXX họp nghị án, sáng 30.8, HĐXX đã tuyên phạt Lê Xuân Phương, tội “Đưa hối lộ” 1 năm tù và tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” 7 năm tù; tổng mức án là 8 năm tù. Nguyên Lân và Lưu Quốc Phong đều bị tuyên phạt tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” 15 tháng tù cho mỗi bị cáo. Nguyễn Châu Khoa và Trần Lê Anh Khoa bị phạt tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” 12 tháng tù cho mỗi bị cáo. Nguyên Phú Cường bị phạt tội tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” 12 tháng tù không giam giữ.
Sau khi tòa tuyên án, bị cáo Lê Xuân Phương kêu oan và cho biết sẽ kháng cáo lên tòa phúc thẩm.
Trao đổi với chúng tôi tại phiên tòa, đại diện VKS cho biết: Riêng trách nhiệm của Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận trong vụ án, VKS đề nghị cơ quan công an tỉnh tiếp tục điều tra và làm rõ.
XUÂN HƯỚNG