World Cup

【soi kèo bồ đào nha hôm nay】Lo ngại lạm phát, tránh điều chỉnh hàng hóa do Nhà nước định giá

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Một số hàng hóa đặc thù như giá sách giáo khoa cũng đã được cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: soi kèo bồ đào nha hôm nay

Lo ngại lạm phát, tránh điều chỉnh hàng hóa do Nhà nước định giá
Một số hàng hóa đặc thù như giá sách giáo khoa cũng đã được cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: TL

Không tăng học phí ở các cấp học

Hiện nay, giá dịch vụ giáo dục đào tạo (học phí) thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/ NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP).

Trong 3 năm học gần đây, học phí được Chính phủ giữ ổn định: Học phí năm học 2021 - 2022 giữ ổn định bằng năm học 2020 - 2021 theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP; học phí năm học 2022 - 2023 giữ ổn định bằng học phí năm học 2021 - 2022 theo quy định tại Nghị quyết số 165/2022/ NQ-CP của Chính phủ.

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dự thảo trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 81/2021/NĐ-CP theo hướng lùi lộ trình 1 năm so với lộ trình quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Theo đó, đã dự kiến khung học phí tăng ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. Tuy nhiên, trong cuộc họp gần đây liên quan đến sửa nghị định này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo sửa đổi Nghị định số 81/2021/ NĐ-CP, theo hướng không tăng học phí năm học 2023 - 2024 ở tất cả cấp học. Theo đó, sửa đổi các quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại nghị định số 81/2021/NĐ-CP và không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Trên thực tế, việc không điều chỉnh tăng học phí sẽ gây khó khăn cho các trường trong khi dựa chủ yếu vào nguồn học phí. Tuy nhiên, việc tăng học phí phải dừng do yêu cầu của Chính phủ nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên, gia đình thu nhập thấp, kiểm soát lạm phát. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá kỹ tác động để có chính sách học phí phù hợp với khả năng đóng góp, chi trả của người dân; đồng thời có chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn, yếu thế để không làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của nhóm này.

Một số hàng hóa thiết yếu rục rịch tăng

Lo ngại lạm phát, tránh điều chỉnh hàng hóa do Nhà nước định giá

CPI năm nay dự báo cao nhất ở mức 3,7%

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, dù lo ngại giá một số hàng hóa thiết yếu tăng nhưng dư địa kiểm soát lạm phát năm nay khá “dễ thở”. 3 cơ quan là Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều dự báo CPI năm nay thấp hơn nhiều so với dự kiến, cao nhất ở mức 3,7%.

Bên cạnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, những lo ngại về giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng ảnh hưởng tới đời sống của người dân cũng như mục tiêu kiểm soát lạm phát. Giá xăng trong kỳ điều hành gần đây đã tăng hơn 1.000 đồng/lít và dự kiến sắp tới sẽ có thể còn tiếp tục tăng do giá dầu thế giới đang ở mức cao nhất kể từ giữa tháng 4/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng dầu đã qua 22 lần điều chỉnh, trong đó có 12 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần giữ nguyên. Đối với giá một số thực phẩm thiết yếu, như giá lợn hơi, sang quý II/2023, giá lợn hơi đã có xu hướng tăng dần trở lại, ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay trong khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm, người chăn nuôi đã có lợi nhuận. So với tháng 12/2022 giá lợn hơi và các sản phẩm thịt lợn có xu hướng tăng trong khi giá các sản phẩm gia cầm, thịt bò, thủy hải sản tương đối ổn định (riêng giá tôm giảm). Mức giá lợn hơi hiện dao động trong khoảng 58.000 - 63.000 đồng/kg, tăng khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg so với tháng trước và cao hơn 5-9% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, bắt đầu vào mùa mưa bão, dự báo giá rau xanh, một số loại lương thực, thực phẩm có thể biến động ở một số địa phương chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ.

Ở chiều ngược lại, một số hàng hóa đặc thù như giá sách giáo khoa (SGK) cũng đã được cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu giảm giá để giảm sức ép về tăng giá đối với người dân khi vào năm học mới. Trên cơ sở phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các SGK giáo dục phổ thông, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tiếp nhận kê khai giá SGK của các đơn vị theo quy định pháp luật về giá.

Theo đó, từ đầu năm 2023, đối với SKG lớp 4, 8, 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, đã tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá 3/3 bộ sách -181 cuốn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - 2 bộ, Công ty VEPIC-1 bộ và 40 cuốn sách môn toán, tin, tiếng Anh, tài liệu giáo dục an ninh quốc phòng của các đơn vị khác. Sau khi rà soát, các đơn vị đã thực hiện kê khai điều chỉnh giảm một số cuốn sách, tính chung cho các SGK kê khai giá mức giảm trung bình khoảng 6% so với mức giá kê khai trước đó.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, dù lo ngại giá một số hàng hóa thiết yếu tăng nhưng dư địa kiểm soát lạm phát năm nay khá “dễ thở”. 3 cơ quan là Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều dự báo CPI năm nay thấp hơn nhiều so với dự kiến, cao nhất ở mức 3,7%. Giá tăng chắc chắn không ảnh hưởng tới lạm phát, song điều lo ngại hiện nay chính là điều chỉnh tăng giá sẽ ảnh hưởng tới đời sống người dân còn khó khăn ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19, nên cơ quan quản lý vẫn cần hết sức thận trọng trong điều hành. Trong trường hợp tăng giá phải đánh giá kỹ tác động và có chính sách đặc biệt quan tâm đến nhóm người nghèo, yếu thế.

Không vì còn dư địa mà tăng giá hàng hóa gây bất lợi cho người dân

Về dư địa kiểm soát lạm phát, theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 5 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,61% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.

Theo một số chuyên gia kinh tế, cơ quan quản lý vẫn phải làm tốt công tác dự báo để chủ động trong điều hành, tạo dư địa để kiểm soát lạm phát cho năm 2024. Bên cạnh đó, người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19 nên trong điều hành giá cả phải hết sức thận trọng, đánh giá kỹ tác động trước khi quyết định tăng giá một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó, không thể vì lạm phát còn dư địa mà tăng giá, gây bất lợi cho người dân.

Để chủ động trong công tác quản lý, điều hành giá và kiểm soát lạm phát trong các tháng còn lại của năm 2023, Bộ Tài chính cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý.

Đặc biệt, trong thời gian tới, dự báo tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, nhất là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục do Nhà nước định giá: tiếp tục theo dõi sát và phối hợp tham gia ý kiến với các bộ ngành về việc rà soát tham số đầu vào, đánh giá bối cảnh, tác động, mức độ và liều lượng điều chỉnh phù hợp để cập nhật kịch bản lạm phát làm cơ sở điều hành giá đảm bảo kiểm soát lạm phát cả năm.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap