您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【nhất anh】Họp Quốc hội có đoàn vắng tới 13 đại biểu là không nghiêm túc

Empire7772025-01-11 18:35:42【Cúp C2】7人已围观

简介Khai mạc phiên họp thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hộiBế mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIVChủ nhi nhất anh

hop quoc hoi co doan vang toi 13 dai bieu la khong nghiem tucKhai mạc phiên họp thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
hop quoc hoi co doan vang toi 13 dai bieu la khong nghiem tucBế mạc kỳ họp thứ 7,ọpQuốchộicóđoànvắngtớiđạibiểulàkhôngnghiêmtúnhất anh Quốc hội khóa XIV
hop quoc hoi co doan vang toi 13 dai bieu la khong nghiem tuc
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp

Đại biểu vắng quá nhiều

Trình bày báo cáo tổng kết kỳ họp thứ 7, ông Nguyễn Hạnh Phúc -Tổng Thư ký Quốc hội cho biết: Sau 20 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình.

Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo để ban hành những quyết sách quan trọng, đúng đắn, hợp lòng dân, củng cố vững chắc những thành tựu đã đạt được, tạo đà cho đất nước phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Kết quả kỳ họp tiếp tục khẳng định sự nhất trí, đoàn kết trong hoạt động của Quốc hội, đồng thời, thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời và sự phối hợp chặt chẽ của toàn hệ thống chính trị, sự quan tâm ủng hộ của cử tri và nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, theo ông Phúc, việc tổ chức kỳ họp thứ 7 vẫn còn một số hạn chế cần tiếp tục được lưu ý rút kinh nghiệm.

Đó là, chất lượng chuẩn bị một số nội dung còn hạn chế. Hồ sơ tài liệu của một số dự án luật, nghị quyết gửi đến đại biểu Quốc hội quá chậm, ảnh hưởng đến chất lượng tham gia ý kiến và quyết định của đại biểu Quốc hội. Việc tổng kết, đánh giá tác động trong một số dự án luật chưa được quan tâm đúng mức.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, vẫn còn một số ý kiến chất vấn mang tính bình luận, giải thích, trùng lắp. Có đại biểu nêu chất vấn còn dài, chưa rõ ý, chất vấn quá thời gian quy định. Một số nội dung trả lời chất vấn còn chung chung, chưa đúng trọng tâm.

“Một số kiến nghị của của cử tri chưa được Chính phủ, các bộ, ngành trả lời rõ ràng, chưa xác định thời gian giải quyết cụ thể, nhất là các vấn đề được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Công tác bảo đảm phục vụ có lúc, có nơi chưa đáp ứng mong muốn của đại biểu Quốc hội”, ông Phúc nói.

Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Giàu-Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đánh giá: Kỳ họp thứ 7 thành công, được dư luận xã hội đánh giá tốt. Tuy nhiên, họp Quốc hội mà đại biểu vắng quá đông.

“Đại biểu do nhân dân bầu ra, tốn kém bao nhiêu tiền của nên phải có trách nhiệm, chứ không phải quyền đại biểu mà quên đi nghĩa vụ. Lấy ý kiến đại biểu về các vấn đề lớn nhưng thu lại ý kiến lại quá ít, gần 500 đại biểu mà thu về 300 ý kiến là không ổn, phải xem lại vì đây là ý kiến tham khảo để quyết định”, ông Giàu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, bà Lê Thị Nga-Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng cho rằng: “Đại biểu vắng quá nhiều, có đoàn trong 1 buổi vắng 13 đại biểu, như vậy là không nghiêm túc. Đoàn có thể có Bí thư, Chủ tịch thì chỉ có Bí thư, Chủ tịch về họp là vắng 1-2 người thôi chứ sao vắng cả 13 người. Cử tri rất băn khoăn về tỷ lệ biểu quyết khi phiên biểu quyết có lúc vắng 70-80 đại biểu”.

Chấn chỉnh, nâng chất lượng thảo luận tổ

Thời gian tới, ông Phúc nêu rõ, cần tiếp tục quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng; thực hiện đúng quy định về gửi hồ sơ, tài liệu kỳ họp đến các vị đại biểu Quốc hội; không bổ sung nội dung vào chương trình kỳ họp sau khi khai mạc kỳ họp, trừ trường hợp thật sự cấp thiết.

hop quoc hoi co doan vang toi 13 dai bieu la khong nghiem tuc
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại phiên họp

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng chuẩn bị các dự án luật, bảo đảm kỹ thuật lập pháp trước khi trình Quốc hội; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, các hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu tác động của các dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019).

“Cần tăng cường công tác giám sát, trong đó tập trung các vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm như: Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải cách tư pháp, gian lận thi cử, giá xăng, giá điện, mê tín dị đoan, bạo lực học đường, bạo lực gia đình,… góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân”, ông Phúc nói.

Nhìn từ kết quả kỳ họp thứ 7, bà Lê Thị Nga nhấn mạnh vào nội dung thảo luận tổ. “Một số đoàn nghỉ sớm, chất lượng thảo luận không cao. Không nên bỏ thảo luận tổ mà Văn phòng Quốc hội cần chấn chỉnh thảo luận tổ, không nên ghép quá nhiều nội dung, nâng cao chất lượng thảo luận tổ”, bà Nga nói.

Liên quan tới nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng khẳng định: “Không bỏ thảo luận tổ vì đó là nội quy kỳ họp. Vấn đề ở đây là do cách làm. Tôi đề nghị giữ nguyên thảo luận tổ; thảo luận tại hội trường về nội dung kinh tế-xã hội và ngân sách thì nên để 2 ngày như kỳ họp thứ 7. Còn về thời gian thảo luận, mỗi người là 7 phút hay 5 phút đề nghị trình ra do Quốc hội quyết định”.

Ngoài câu chuyện chất lượng thảo luận tổ, bà Nga còn đánh giá: Nhiều luật do Quốc hội thông qua có đời sống quá ngắn. Lý do nêu ra là do chất lượng luật không tốt. Hiện nay, có xu hướng tổng kết thi hành luật không kỹ, có luật tổng kết mang tính võ đoán, không tổng kết thực chất; đề nghị công tác tổng kết thi hành đưa đến nguyên nhân cần làm kỹ hơn.

很赞哦!(4)