【wolfsburg – leverkusen】Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

(HG) - HĐND tỉnh vừa thông qua Nghị quyết số 26 về việc thông qua Đề án phát triển nông nghiệp bền vững,ểnnngnghiệpbềnvữngthchứngvớibiếnđổikhhậwolfsburg – leverkusen thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án này được áp dụng cho các ngành nông sản chủ lực và tiềm năng của tỉnh. Cụ thể, đối tượng áp dụng theo Nghị quyết gồm: Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lĩnh vực nông nghiệp (gọi chung là HTX); người dân có nhu cầu thành lập HTX, thành viên và người lao động của HTX. Doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình trực tiếp thực hiện hoặc tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, thủy sản. Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, hợp tác xã; công chức của cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, HTX; Liên minh HTX và công chức, viên chức của Liên minh HTX; các cá nhân, đơn vị, tổ chức hoạt động trong hoặc có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã.

Đề án có mục tiêu phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp tỉnh phát triển bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, thông qua các mô hình hợp tác xã nông nghiệp từng bước hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, sơ chế và chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu cụ thể của đề án gồm 2 giai đoạn. Đến năm 2025: xây đựng 15 mô hình HTX và 3 liên hiệp HTX được đầu tư đồng bộ và kết cấu hạ tầng và phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả; xây dựng 1 mô hình cung ứng dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp và 3 trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối hàng hóa nông sản (Trung tâm sơ chế phân loại nông sản); xây dựng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tối đa hóa việc tái tạo và tận dụng chế phẩm trong nông nghiệp để tạo thêm sản phẩm mới.

Định hướng đến năm 2030: Nhân rộng các mô hình HTX đạt hiệu quả cao trong giai đoạn 2021-2025 để đến năm 2030 lĩnh vực nông nghiệp đạt các mục tiêu sau:

Về kinh tế: Tốc độ tăng GRDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm.

Về xã hội: Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2020.

Về môi trường: Tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được chứng nhận sản xuất bền vững trên 20%; tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý hiệu quả đạt 100%; tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, tiết kiệm nước, thân thiện môi trường đạt trên 30%.

Tổng nhu cầu vốn dự kiến thực hiện Đề án giai đoạn 2020-2025 là 608,049 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ: 133,424 tỉ đồng; ngân sách địa phương 246,337 tỉ đồng; vốn ODA 48 tỉ đồng; vốn tư nhân, HTX, doanh nghiệp 180,288 tỉ đồng.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa IX kỳ họp thứ 19 thông qua và có hiệu lực từ ngày 14-12-2020.

QUỲNH LAM