Empire777

Gìn giữ nghề truyền thốngHình ảnh người ph kết quả millwall u21

【kết quả millwall u21】Vẻ đẹp thổ cẩm của đồng bào M’nông

Gìn giữ nghề truyền thống

Hình ảnh người phụ nữ với khung dệt thổ cẩm trước hiên nhà không biết từ bao giờ đã trở nên quen thuộc với các thế hệ đồng bào M’nông trên quê hương Bình Phước. Qua đôi tay khéo léo của các mẹ,o Mkết quả millwall u21 các chị, từ những bộ khung dệt làm bằng thanh gỗ, thanh tre hay những ống lồ ô, từng sợi chỉ bắt đầu thành hình. Sản phẩm có thể là chiếc áo đầy màu sắc, chiếc váy với hoa văn khác lạ hay chiếc mền được kết lại từ những tấm thổ cẩm độc đáo.

Dụng cụ dệt thổ cẩm được ghép lại từ nhiều bộ phận rời nhau, chỉ khi ngồi duỗi chân, đeo dây chằng vào phần lưng mới giữ được khung dệt. Khung dệt cũng có nhiều kích cỡ, tùy từng loại sản phẩm. “Khi dệt, mình phải giữ khung nên ngồi lâu đau lưng lắm. Người dệt phải chú ý theo từng hàng lối, từng sợi chỉ mình đan vào, nếu không tập trung thì dễ sai lắm” - chị Thị Xuyên ở thôn Sơn Thành, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng chia sẻ.

Nghề dệt thổ cẩm được đồng bào M’nông gìn giữ qua nhiều thế hệ

Hoàn toàn được dệt thủ công nên mỗi tấm thổ cẩm thường phải mất ít nhất 3 tuần cho đến hơn 1 tháng mới hoàn thành. Thổ cẩm càng nhiều màu sắc thì càng khó dệt, thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ và cả tư duy thẩm mỹ của người dệt. Thổ cẩm có hàng chục loại hoa văn, nhưng độc đáo nhất vẫn là những hoa văn được sáng tạo dựa trên kinh nghiệm, đúc kết và mang tính thời đại với nhiều họa tiết gần gũi giữa con người với thiên nhiên, đặc trưng lao động, sản xuất của đồng bào và sáng tạo trong phối màu. Tông màu trầm dần được thay thế bằng màu tươi sáng với nhiều sắc độ khác nhau, đòi hỏi người dệt phải khéo tay. “Mỗi tấm thổ cẩm, trung bình tôi dệt hơn một tháng. Dệt xong, tôi mang ra chợ để tiệm may thành áo, váy, túi” - bà Thị B’lơi ở thôn Sơn Thành, xã Phú Sơn nói.

Từ đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị, những sản phẩm thổ cẩm dần được hình thành

Bà Thị B’lơi cho biết thêm, các sản phẩm dệt thủ công làm ra đều có người đặt trước. “Đồng bào mình vẫn gìn giữ truyền thống. Đám cưới, đám hỏi phải có thổ cẩm làm sính lễ. Như tấm chăn mình đang dệt được người ta đặt cách đây một tháng để mình làm cho kịp” - bà Thị B’lơi chia sẻ.

Nâng cao vị thế phụ nữ

Với phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số, những ngày nông nhàn, do nhiều hạn chế, họ thường ở nhà và không biết phải làm gì để kiếm thêm thu nhập. Kinh tế gia đình vì vậy khó khăn. Bên cạnh đó, không tạo ra thu nhập đồng nghĩa với việc tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình ít có trọng lượng. Vì thế, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho phụ nữ bằng nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong lúc rảnh rỗi sẽ tạo ra lợi ích kép: vừa gìn giữ truyền thống văn hóa, vừa phát triển sản xuất hàng thủ công và tăng thu nhập.

“Mình ở nhà làm nội trợ, khi nào rảnh lại ngồi vào khung dệt. Dệt thổ cẩm, mình thấy không khó lắm đâu. Mình nhìn mẹ, chị làm rồi học dần dần là biết thôi. Một tháng nếu làm liên tục thì mình dệt được 2-3 tấm thổ cẩm” - chị Thị B’rế ở thôn Sơn Thành, xã Phú Sơn tâm sự. Theo chị Thị B’rế, công đoạn khó nhất là đan từng sợi dây vào khung dệt, từng chi tiết sợi dây, mỗi màu mỗi khác. Hoa văn càng nhiều màu càng phải tỉ mỉ. Hiện nay, giá bán một tấm thổ cẩm dao động từ 1-5 triệu đồng tùy theo kích thước, hoa văn. Thu nhập từ nghề này có thể giúp chị em trang trải phần nào cuộc sống.

Dệt thổ cẩm giúp phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số tận dụng được thời gian rảnh rỗi, kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống

Thời gian qua, chính quyền, ngành chức năng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bào M’nông duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó, giúp phụ nữ M’nông khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội. “Chúng tôi cho rằng, việc giữ gìn, phát huy nghề dệt thổ cẩm rất quan trọng, nhằm giữ gìn truyền thống, bản sắc của đồng bào M’nông. Chúng tôi mong các cấp, ngành chức năng tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để nghề dệt thổ cẩm ngày càng phát triển, tạo việc làm cho bà con, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương” - ông Vũ Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn đề xuất.

Trong đời sống văn hóa tinh thần của người M’nông có rất nhiều câu chuyện gắn với thổ cẩm, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc. Nghề dệt thổ cẩm vì vậy được bà con giữ gìn qua năm tháng, truyền từ đời này sang đời khác, góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M’nông ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và các xã Đắk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với bà con M’nông, góp phần quảng bá và đưa sản phẩm thổ cẩm vươn xa, phục vụ thương mại, du lịch và là động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn, phát huy nghề truyền thống này. Theo kế hoạch, lễ công bố nghề dệt thổ cẩm của người M’nông tại Bình Phước là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được tổ chức vào hôm nay 18-5, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.


访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap