您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá
【ket qua vleage】Gia tăng tốc độ cải cách bộ máy là trọng điểm đột phá
Empire7772025-01-11 12:02:30【Nhận Định Bóng Đá】5人已围观
简介Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về kết quả tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đế ket qua vleage
Thưa ông,ăngtốcđộcảicáchbộmáylàtrọngđiểmđộtpháket qua vleage ông đánh giá như thế nào về kết quả tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đến thời điểm hiện tại?
Cá nhân tôi nhận thấy, trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nhìn tổng thể nền kinh tế cho thấy sự ổn định kinh tế vĩ mô đã được tạo lập tốt, đã khôi phục được tốc độ tăng trưởng khá, an sinh xã hội được bảo đảm ở mức cần thiết… Tình hình và thành quả đó do nhiều yếu tố, nhất là sự nỗ lực vượt bậc của bà con nông dân, của cộng đồng doanh nghiệp, với sự chỉ đạo quyết liệt toàn diện của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có một phần quan trọng là đã thực hiện tái cơ cấu kinh tế đạt được những kết quả tích cực. Điểm sáng nổi bật ở đây là cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, là tái cơ cấu trong nông nghiệp và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân. Điểm hạn chế lớn là chưa đủ sự đồng bộ, đồng đều và toàn diện trong triển khai tổ chức thực hiện chương trình và các nhiệm vụ tái cơ cấu đã xác định.
Về khách quan, cần nhấn mạnh là kết quả đó được đặt trong bối cảnh thực tế nền kinh tế khi bước vào thời kỳ kế hoạch 5 năm này đang trong tình trạng có nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém đã dồn tích lại từ nhiều năm trước đó. Đó là kinh tế vĩ mô bất ổn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, nợ công vượt trần, tỷ lệ trả nợ trong chi ngân sách rất cao, nợ xấu quá lớn, tái cơ cấu chưa được triển khai đáng kể… Đồng thời bối cảnh quốc tế mấy năm qua diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, có nhiều biến động lớn cả về địa chính trị khu vực và những thay đổi lớn về chiến lược của các nước lớn.
Theo Bộ KHĐT, nguyên nhân quan trọng dẫn tới tồn tại của tái cơ cấu là do “việc tổ chức thực hiện chưa đủ mức tòan diện và quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương”. Theo ông, tình trạng “trên nóng dưới lạnh” trong tái cơ cấu nền kinh tế cần được xử lý như thế nào?
Ngoài những khó khăn đến từ lý do khách quan thì nguyên nhân dẫn tới nhiều mục tiêu chưa đạt được trong tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng xét cho cùng là do bộ máy, do yếu tố con người, nhất là người đứng đầu ở những cơ quan, tổ chức, đơn vị từ bộ, ngành đến địa phương có trách nhiệm nhưng chưa thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ. Xin nhấn mạnh, tái cơ cấu thật sự là cuộc cải cách cơ bản, phải dứt bỏ, vượt qua cái cũ, dứt bỏ những quyền lợi đã có để đổi mới vì sự phát triển chung, lợi ích chung. Như vậy cũng thấy rõ hơn điểm nghẽn lúc này trong sự phát triển nói chung và trong tái cơ cấu nói riêng chính là ở bộ máy quản lý nhà nước. Tôi cho rằng, bộ máy hành chính cần được đổi mới để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra theo Nghị quyết TƯ 6 khóa XII của Đảng. Hơn lúc nào hết, trách nhiệm cần được xác định rõ ràng đến từng cá nhân và kỷ luật, kỷ cương cần được thực hiện nghiêm minh, sự trì hoãn, chậm trễ ở mỗi khâu, mỗi cá nhân cần được xử lý công khai, có như vậy mới đủ sức răn đe.
Nông nghiệp, công nghệ thông tin, du lịch được coi là những động lực cho tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới, tuy nhiên, việc tận dụng những dư địa này lại chưa được như mong đợi. Theo ông, những lĩnh vực này cần được tái cơ cấu như thế nào để phát huy được vai trò của mình trong tình hình mới?
Tái cơ cấu cuối cùng là để chuyển sang một mô hình tăng trưởng mới lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững làm tiêu chí, thước đo, mục tiêu hướng tới. Trong mô hình đó, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thể chế, cơ chế đòi hỏi và tạo điều kiện cho sự cạnh tranh bình đẳng cùng với sự phân bổ nguồn lực hợp lý trở thành động lực chủ yếu, quan trọng nhất để tạo tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững bao trùm. Động lực này cần được thể hiện trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế.
Nhìn lại, ta chưa thấy động lực đó được sử dụng và phát huy mạnh như yêu cầu đặt ra và khả năng thực tế. Đây chính là dư địa lớn nhất để tiếp tục tái cơ cấu tạo ra đột phá mới. Chúng ta đã nói rất nhiều về việc phải gắn Cách mạng công nghiệp 4.0 với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần được thể hiện một cách thiết thực trong thực tế phát triển của tất cả các ngành, lĩnh vực. Nông nghiệp đã có bước chuyển khá tốt theo hướng này và cần được thúc đẩy mạnh hơn nữa, cùng với đó là những cải cách thật sự về thể chế quyền sử dụng đất của nông dân và DN nông nghiệp, nông thôn để dễ dàng tiến tới có quy mô sản xuất lớn. Công nghiệp chế biến chế tạo đã có khởi sắc bằng nội lực nhưng tiến bộ công nghệ vẫn chưa nổi rõ như một động lực. Các ngành dịch vụ luôn tạo mức đóng góp lớn cho tăng trưởng, nhất là mấy năm qua du lịch thu ngoại tệ rất nổi trội, nhưng vẫn là nặng về số lượng mà chưa mạnh về chất lượng. Sản phẩm du lịch hàm chứa công nghệ và văn hóa dịch vụ cao để thu hút thêm nhiều du khách và quan trọng hơn là thu được nhiều ngoại tệ trên từng khách du lịch vẫn còn nhiều dư địa. Tái cơ cấu ngành vận tải cũng đang chờ một sự cơ cấu lại đồng bộ và hiệu quả giữa các loại hình vận tải, đặc biệt chú trọng việc phát triển hệ thống logistics phù hợp để nhanh chóng giảm chi phí vận tải còn đang quá lớn. Để thật sự tạo được động lực, cần tập trung đầu tư hiệu quả hơn về hạ tầng vật chất – kỹ thuật cần thiết, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cùng với đổi mới tổ chức, quản lý, quản trị trong từng ngành, từng doanh nghiệp… Như vậy mỗi ngành, lĩnh vực đều có yêu cầu và khả năng tìm ra và thực hiện cho được những giải pháp đổi mới bằng sự sáng tạo để vượt ra khỏi cung cách làm ăn cũ, tạo ra năng suất, chất lượng và giá trị mới.
Tái cơ cấu sẽ là trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của Chính phủ. Theo ông, công tác điều hành của Chính phủ cần tập trung vào giải pháp nào để đạt mục tiêu?
Tái cơ cấu kinh tế được quyết định bởi thị trường và các chủ thể DN, hộ nông dân, người làm ăn cá thể và các đơn vị sự nghiệp… Nhà nước, Chính phủ kiến tạo môi trường và các điều kiện cần thiết cho thị trường vận hành và các chủ thể đó hoạt động, đồng thời quản lý, điều tiết sự hoạt động này phù hợp với mục tiêu phát triển. Mấy năm qua Chính phủ đã làm được rất nhiều việc trong vai trò và theo chức năng đó. Nhưng cũng còn rất nhiều việc cần làm, làm tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều đáng mong đợi nhất hiện nay là Chính phủ cần tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi một cách thực chất, trong đó trọng điểm là giảm hẳn các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính không cần thiết.
Để được như vậy, trước hết cần sớm chấm dứt tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, lời nói chưa đi cùng hành động, kỷ cương kỷ luật chưa nghiêm, trách nhiệm giải trình chưa được tuân thủ, công khai minh bạch còn rất hạn chế. Chỉ thị, mệnh lệnh cũng cần thiết, nhưng chỉ ở mức cần và đủ, không trái với cung cách của kinh tế thị trường. Điều có thể thấy rõ trong thực tiễn là nhiều chuyện đều sinh ra từ bộ máy quản lý và sự vận hành của nó hiện đang còn chậm được đổi mới, hạn chế này thậm chí là lực cản cho phát triển, cho tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Do đó, gia tăng tốc độ cải cách bộ máy phải là trọng điểm đột phá trong thời gian tới với quyết tâm cao nhất. Từ nay đến năm 2020, thời gian không còn nhiều, Chính phủ đã xác định tái cơ cấu là một nhiệm vụ trọng tâm, một giải pháp mang tính quyết định để thực hiện thành công kế hoạch phát nhiển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Do đó, công cuộc tái cơ cấu đang thật sự đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc của tất cả các ngành, các địa phương trong việc thực hiện cho được những nhiệm vụ của mình về tái cơ cấu.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương: “Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động nhanh chóng và ngày càng mạnh mẽ đến các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng chiến lược quốc gia để chủ động tham gia có hiệu quả vào cuộc Cách mạng công nghiệp có tính đột phá này. Thực tiễn cho thấy, việc khai thác đúng đắn và kịp thời những cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 là thách thức chung của các quốc gia, nhưng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức đó càng lớn. Cách mạng công nghiệp mới một mặt mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; mang lại tiềm năng cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách di tắt, đón đầu, nhảy vọt lên công nghệ cao hơn. Tuy nhiên, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội”. Ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế Tư nhân: “Để tái cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả cao hơn, tôi cho rằng cần triển khai mạnh hơn nữa Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân bởi đây là tập đoàn chủ lực để phát triển kinh tế. Đồng thời chú trọng phát triển đào tạo về công nghệ, kỹ năng, tìm ra các phương thức liên kết giữa DN và nhà đào tạo, làm sao để đào tạo phù hợp nhu cầu thực tế. Cần chú ý phát triển các ngành dịch vụ như vận tải, logistics, du lịch, y tế… Về cắt giảm điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành, kết qủa về khối lượng thì tốt, một số ngành nghề việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, tự động hóa, hiện đại hóa tin học hóa đã ở giai đoạn giữa, đã đi được chặng đường dài nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Cần phải thay đổi về chất lượng, phải làm sao để nhà nước quản lý ít nhất nhưng hiệu qủa cao nhất. Hiện nay phạm vi quản lý của chúng ta rất nhiều, số lượng đầu mối rất cồng kềnh, hiệu quả chắc chắn không thể cao, ý thức của đội ngũ thực thi cũng chỉ mới đi được chặng đường ngắn. Hiện nay chúng ta bắt đầu đi vào giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế phải gắn với nâng cao hiệu quả bộ máy, phát triển kinh tế số, giảm số đầu mối, giảm nhiều công đoạn…”. |
很赞哦!(9322)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- Gái ế có 3 tỷ, nên mua nhà hay kết hôn trước?
- Rà soát chủ đầu tư chung cư lấy đất ngoài quy hoạch xây công trình dịch vụ
- Dấu ấn thiên nhiên trong ngôi nhà gia đình đa thế hệ
- Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- Mỹ nhân được ví là đại gia showbiz khi tậu nhà triệu USD
- Xây nhà mới nhớ tránh ngay 4 đại kỵ này
- Nhiều người Hà Nội chẳng còn ‘ngại qua sông’ mua nhà
- Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- Nóng sổ đỏ giữa thoái trào, condotel chất đống chờ thoát hàng
热门文章
站长推荐
HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
Ủy ban WCO và UPU: Cam kết nâng cao chất lượng dữ liệu, thúc đẩy trao đổi thông tin với Hải quan
Vụ Tràm Chim Resort: Đã tháo dỡ hoàn toàn 4 phòng, qua Tết tiếp tục cưỡng chế
Hải quan Philippines hợp tác khu vực tư nhân thúc đẩy thương mại không giấy tờ
National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
Đề xuất cưỡng chế tháo dỡ cầu đáy kính không phép ở Thung lũng Tình yêu
Giáng sinh độc đáo của cư dân D.’Capitale
Thị trường nhà ở thời Covid
友情链接
- Cơn sốt video ngắn từ TikTok đang hủy hoại Internet
- Hòa Phát dự kiến trình lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng
- Cuộc chiến Nga
- Chuyển tiền quốc tế siêu tốc, miễn 100% phí với MSB
- Tụ điện lắp ngược, ASUS chính thức thu hồi bo mạch chủ cao cấp
- Kết quả kinh doanh của Thế giới di động hồi phục tốt trong tháng 5
- Viettel Telecom cung cấp thiết bị định vị thông minh vTag
- iPhone mã J/A là của nước nào?
- Đổ keo ổ khóa, vẽ bậy lên tường để kêu gọi đăng ký kênh YouTube
- Doanh thu Xiaomi giảm 20% vì Covid