Hồ sơ xử lý nợ thuế với người nộp thuế đã chết, mất tích gồm những gì? | |
Cục Thuế Hà Nội: Hoàn thành xong hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ thuế trước ngày 1/7 | |
Hải quan TPHCM đưa ra nhiều giải pháp xử lý nợ thuế |
Hồ sơ xử lý nợ thuế cho người nộp thuế giải thể, phá sản đươc quy định rất rõ. Ảnh Thùy Linh. |
Dự thảo thông tư quy định, đối với trường hợp người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể thì hồ sơ sẽ phải có thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về tình trạng người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp không có Thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về tình trạng người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề về tình trạng người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể và quyết định giải thể của người nộp thuế.
Ngoài ra còn cần tới Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 /6/2020 của cơ quan quản lý thuế.
Trong trường hợp người nộp thuế là chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì phải có thêm văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trụ sở chính đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc trụ sở chính không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh. Cơ quan quản lý thuế chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phối hợp với cơ quan quản lý thuế trụ sở chính để xác nhận về tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của trụ sở chính.
Dự thảo cũng quy định về hồ sơ đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc đã bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo đó, hồ sơ phải có thông báo của Tòa án có thẩm quyền về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhưng người nộp thuế chưa được xử lý xóa nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Trường hợp Tòa án có thẩm quyền chưa thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người nộp thuế hoặc đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật về phá sản.
Ngoài ra hồ sơ của trường hợp naỳ sẽ phải có Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30/6/2020 của cơ quan quản lý thuế.
Theo dự thảo Thông tư, với trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế, hồ sơ cũng bao gồm biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký giữa cơ quan quản lý thuế với chính quyền địa phương về việc người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc.
Đối với trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức thì phải có thêm Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc Thông báo cơ sở kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh của cơ quan quản lý thuế.
Ngoài ra cũng cần tới Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30/6/2020 của cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp người nộp thuế là chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì phải có thêm văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trụ sở chính đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc trụ sở chính không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc. Cơ quan quản lý thuế chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phối hợp với cơ quan quản lý thuế trụ sở chính để xác nhận về tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của trụ sở chính.
Một trường hợp được xoá nợ thuế nữa cũng được nhắc tại dự thảo Thông tư đó là trường hợp người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi các giấy tờ trên theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
Theo đó, với trường hợp này hồ sơ xử lý nợ bao gồm văn bản của cơ quan quản lý thuế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế; Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh.
Trường hợp người nộp thuế là chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì phải có thêm văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trụ sở chính đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc trụ sở chính không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh. Cơ quan quản lý thuế chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phối hợp với cơ quan quản lý thuế trụ sở chính để xác nhận về tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của trụ sở chính.
Ngoài ra còn phải có Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30/6/2020 của cơ quan quản lý thuế.