【tl bd y】Tiêm vắc xin cho trẻ 5

TPHCM sẵn sàng cho kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Tiêm vắc xin Pfizer liều 0,êmvắcxinchotrẻtl bd y2 ml cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Thủ tướng chỉ đạo khẩn về tiêm vắc xin và đẩy mạnh phòng, chống Covid-19
Học sinh lớp 12 tại TPHCM tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh T.D
Học sinh lớp 12 tại TPHCM tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh: Thu Dịu

Tại buổi họp báo Chính phủ vào tối 3/3, trả lời vấn đề liên quan đến việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Bộ đã báo cáo vấn đề này lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xin ý kiến các bộ, ngành. Chính phủ cũng đã có Nghị quyết đồng ý mua vắc xin tiêm cho đối tượng từ 5-11 tuổi với số lượng 21 triệu liều tiêm cho khoảng 11,9 triệu trẻ với 2 mũi tiêm. Thủ tướng cũng đã có Quyết định cho phép Bộ Y tế mua vắc xin theo cơ chế đặc thù.

“Bộ Y tế cũng đã lấy ý kiến cộng đồng, nhất là phụ huynh học sinh từ 5-11 tuổi, trong đó tỷ lệ phụ huynh đồng ý cao tiêm cho trẻ khoảng 78%. Như vậy, cùng với khảo sát của Ban Tuyên giáo, Bộ Y tế nhận thấy, cơ bản người dân rất đồng tình với việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ ở nhóm tuổi này”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ.

Về nguyên nhân số F0 tăng cao, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, từ khi Việt Nam xuất hiện Covid-19, vi rút SARS-CoV-2 thường xuyên có biến chủng: Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron. Chủng Delta đã gây ra đợt dịch thứ 4 trong TPHCM và các tỉnh miền Nam có tốc độ lây lan trên 3 lần so với chủng cũ. Chủng Omicon lây lan gấp 5 lần chủng cũ.

Vì thế, vị này cho biết, Bộ Y tế đã làm việc với hãng Pfizer để xây dựng dự toán và kế hoạch, phấn đấu trong tháng 3 này sẽ đưa được 7 triệu liều vắc xin Pfizer về tiêm cho trẻ. Trong quý 4, đưa số vắc xin còn lại về Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian tiêm sẽ kéo dài sang năm sau vì sau tiêm mũi 1 sẽ phải có thời gian để tiêm mũi 2.

Nói thêm về vấn đề này, tại họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, đây là vấn đề rất quan trọng và phải thận trọng từng bước. Bộ Y tế cũng đã rất thận trọng, nhưng phải tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia và phải đặt tính an toàn lên trên hết.

Trước đó, thông tin thêm về tình hình dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ, Việt Nam đã có tỷ lệ bao phủ vắc xin rất cao, từ 18 tuổi trở lên cơ bản mũi 1 đã tiêm xong, mũi 2 đạt xấp xỉ 98%, trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm mũi 1 đạt 98%, mũi 2 khoảng 96-97%. Việt Nam là một nước được đánh giá là top 10 thế giới, đứng top 5 ở Châu Á, top 2 Đông Nam Á về tốc độ bao phủ vắc xin.

Tuy nhiên, theo đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, với độ bao phủ như vậy, nhiều người dân lại có tư tưởng chủ quan, không thực hiện nghiêm nguyên tắc về phòng chống dịch nên số lượng F0 tăng cao.

Nhưng vị này cho rằng, người dân không nên lo lắng vì Việt Nam cơ bản đã có kinh nghiệm phòng chống dịch. Hơn nữa, thế giới đã, đang nghiên cứu và đưa một số thuốc vào điều trị. Tại Việt Nam, ngày 17/2, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp giấy phép cho thuốc Molnupiravir để đưa vào điều trị. Ngoài ra, Bộ Y tế đang tiếp tục làm việc với hãng Pfizer và một số hãng khác để đưa những thuốc được cấp phép trên thế giới vào lưu hành tại Việt Nam.