【trang bong da】Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ hướng tới xây dựng nền công nghiệp tự chủ Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Trong những năm qua,àiTầmquantrọngcủatựchủcôngnghiệtrang bong da cùng với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đã có những bước tiến nhất định, song vẫn là ngành chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước và các yêu cầu khắt khe của hội nhập quốc tế. Do vậy, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc biệt là tự chủ các vật liệu cơ bản, hỗ trợ cho sản xuất của doanh nghiệp trong nước là kỳ vọng của các doanh nghiệp, cũng như mục tiêu mà Bộ Công Thương đặt ra.

Nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi được ban hành

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, công nghiệp đã thể hiện vai trò quan trọng góp phần vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế. Đây được xem là “chìa khóa” để tạo nên sự thịnh vượng của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp là nội dung quan trọng, gắn chặt với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Đại hội XIII của Đảng xác định: Một trong những nhân tố bảo đảm cho một nền kinh tế độc lập, tự chủ là phải xây dựng được nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường bởi đây là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp phát triển không những tạo ra giá trị gia tăng cao mà còn tác động lan tỏa tổng thể đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Phát triển công nghiệp là nội dung quan trọng và gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tới một nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, qua các thời kỳ, Đảng ta luôn quan tâm đề ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Trong các ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp
Phát triển công nghiệp hỗ trợ, hướng tới tự chủ ngành công nghiệp. Ảnh minh họa

Nhìn lại quá trình phát triển ngành công nghiệp từ Đại hội III của Đảng (năm 1960) đến Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) cho thấy, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đề ra các chủ trương, chính sách kịp thời để thúc đẩy phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp hỗ trợ.

Trong nỗ lực chung đó, Bộ Công Thương cũng đã có nhiều nỗ lực, phát huy vai trò của mình trong tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về Phát triển công nghiệp hỗ trợ. Sau đó, để Nghị định triển khai một cách hiệu quả, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số: 55/2015/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Thực tế, ngành công nghiệp hỗ trợ được Đảng, Nhà nước và Chính phủ xác định là ngành công nghiệp quan trọng, là nội lực của sự phát triển công nghiệp quốc gia. Do vậy, nhiều cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được ban hành, trong đó phải kể đến Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển nhanh và bền vững. Ngoài ra, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; năm 2030 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp.

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam cần thích ứng với bối cảnh trong nước và quốc tế đang thay đổi nhanh chóng. Bối cảnh mới cũng đặt Việt Nam đứng trước sự lựa chọn chiến lược hoặc đi tiên phong phát triển một số ngành công nghiệp mới, dựa trên lợi thế quốc gia nếu như không muốn chỉ dừng lại ở mục tiêu trở thành “công xưởng thế giới”. Để làm được điều này, cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.

Sự vào cuộc của các địa phương

Cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, Bộ Công Thương, các địa phương cũng đang đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển. Điển hình như, tại TP. Hồ Chí Minh, phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những nội dung luôn được UBND thành phố quan tâm. Ngay từ năm 2002, thành phố đã thành lập Khu công nghệ cao theo Quyết định số 145/2002/QĐ-TTg ngày 24/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong 3 khu công nghệ cao đầu tiên trong cả nước với định hướng trở thành một khu kinh tế-kỹ thuật, xây dựng và phát triển trên cơ sở công nghệ cao, có tính chất đặc biệt nhằm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài.

Với mục tiêu này, thời gian qua hàng loạt tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới như Intel, Jabil, Rockwell Automation (Hoa Kỳ), Nidec, Nipro, NTT (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Sonion (Đan Mạch), Datalogic (Italy), Sanofi (Pháp), TTI (Đức)… đã hiện diện tại đây.

Cùng với đó, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cũng đã thành lập Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ với nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước về công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tư vấn phát triển công nghiệp theo quy định của pháp luật; tham mưu đề xuất xây dựng cơ chế chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố, là đầu mối phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển, nghiên cứu phát triển toàn diện về công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, mới đây UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2025.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển, mở rộng thị trường; kết nối cung cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, tập trung xây dựng, tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời triển khai hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ theo các chương trình hỗ trợ lãi suất đầu tư và các chính sách ưu tiên của thành phố. Song song đó, tổ chức Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh; hỗ trợ quảng bá, phát triển doanh nghiệp có sản phẩm được bình chọn tại chương trình.

Mặt khác, hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như: Xây dựng và triển khai Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, vận hành và hoàn thiện cổng cơ sở dữ liệu sản phẩm công nghiệp chủ lực và công nghiệp hỗ trợ của thành phố.

Hay như tại Bình Dương, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh, thời gian qua Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4108/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về phê duyệt “Đề án định hướng phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Theo đó, thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ với diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí. Ngoài ra, Bình Dương cũng đã quy hoạch thêm 1 khu công nghiệp ngành cơ khí (khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1, tại thị xã Tân Uyên) để góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn.

Cũng là một trong những trung tâm công nghiệp hỗ trợ lớn của cả nước, Đồng Nai phấn đấu đến hết năm 2025, công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 21-23% giá trị toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Tỉnh cũng sẽ tìm cách tạo cầu nối liên kết giữa công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh hợp tác chặt chẽ với nhau, phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cùng với các chính sách khuyến khích kèm theo.

Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự vào cuộc đồng loạt xuyên suốt từ Chính phủ tới các địa phương, các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ ngày càng phát huy hiệu quả, từ đó giúp hiện thực hóa khát vọng về nền công nghiệp tự chủ của Việt Nam.

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ