Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Thành Long trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí bên hành lang Hội nghị Thị trường chứng khoán phái sinh,áisinhGiaiđoạnđầusẽchỉcósảnphẩmpháisinhcơbảbxh giải hạng 2 đức tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 30 và 31/7/2015.
PV: Được biết, TTCKPS đang được cơ quan quản lý và thành viên thị trường nỗ lực chuẩn bị. Cho đến thời điểm này, hành lang pháp lý, cũng như các công đoạn khác chuẩn bị cho TTCKPS vận hành còn thiếu những gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Thành Long:Cho đến thời điểm này, về cơ bản những quy định, định hướng thiết lập cho thị trường, đảm bảo sự phát triển TTCKPS và công tác quản lý nhà nước đối với thị trường này đã đầy đủ. Vấn đề còn lại là hướng dẫn, chi tiết hoá các định hướng này. Sắp tới sẽ có một Thông tư và hiện nay UBCKNN, Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư này để triển khai Nghị định 42/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, dưới Thông tư sẽ có các quy chế nằm tại HNX và VSD.
|
Như vậy, có thể nói, hành lang pháp lý chỉ còn chờ Thông tư hướng dẫn Nghị định mà chúng tôi đang dự thảo. Dự kiến Thông tư này cũng được sớm lấy ý kiến thành viên thị trường, hoàn thiện và trình Bộ Tài chính ban hành trong thời gian sắp tới.
Cùng với đó, hiện nay, tất cả các công đoạn chuẩn bị cho TTCKPS đều đang được tích cực triển khai đồng bộ theo đúng các lộ trình phát triển thị trường và phát triển sản phẩm tại Đề án phát triển TTCKPS ban hành kèm theo Quyết định số 366/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng.
PV: Ông có thể cho biết những điểm chính nổi bật nhất quy định tại dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 42?
Ông Nguyễn Thành Long:Thông tư này sẽ hướng dẫn 2 nội dung chính. Một là, nội dung mang tính nền tảng trong đó đưa ra các quy định cụ thể đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh; các thành viên giao dịch, thanh toán bù trừ, như: công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng cung cấp dịch vụ cho TTCKPS.
Những quy định này sẽ được phục vụ cho thị trường trong thời điểm hiện tại và trong tương lai, kể cả có thêm nhiều sản phẩm chứng khoán phái sinh dựa trên nhiều tài sản cơ sở khác.
Nội dung thứ hai liên quan tới sản phẩm. Theo chủ trương phát triển TTCKPS nhưng bảo đảm sự quản lý tốt của thị trường, thì ở giai đoạn đầu khi triển khai thị trường, dự kiến chỉ có 2 sản phẩm phái sinh cơ bản là: hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số và hợp đồng tương lai dựa trên trái phiếu.
Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ tiếp tục đa dạng hóa, bổ sung các sản phẩm khác theo mức độ phát triển của thị trường phát triển và theo nhu cầu thị trường, ví dụ như quyền chọn, quyền chọn hợp đồng tương lai, hay các chứng khoán phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở khác, không phải là chứng khoán. Các sản phẩm này sẽ được hướng dẫn tại các văn bản tiếp theo.
PV: Công cụ phái sinh là công cụ để phòng ngừa rủi ro, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng, cổ phiếu mới cần phòng ngừa rủi ro nhiều hơn, vì vậy cần có hợp đồng tương lai dựa trên cổ phiếu; tuy nhiên, sản phẩm đầu tiên lại bắt đầu từ trái phiếu chính phủ - sản phẩm có độ rủi ro gần như bằng “0”?
Ông Nguyễn Thành Long:Đây là câu hỏi rất thú vị và cũng vì thế mà chúng tôi muốn tổ chức rất nhiều chương trình đào tạo, phổ biến kiến thức để nhà đầu tư hiểu rằng: Hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số là công cụ phòng ngừa đa dạng, thích hợp cho tất cả mọi cổ phiếu, danh mục cổ phiếu. Chứ nếu CKPS mà chỉ dựa trên sản phẩm cơ sở là một loại cổ phiếu thì chỉ có tác dụng phòng ngừa rủi ro cho một loại cổ phiếu đó, và rất có thể không đủ thanh khoản để duy trì CKPS dựa trên các cổ phiếu đơn lẻ.
Nhiều người nghĩ rằng, CKPS của cổ phiếu nào thì mới phòng ngừa được rủi cho cổ phiếu đó. Nhưng đó không hoàn toàn đúng. Bởi giữa mỗi loại cổ phiếu và chỉ số thị trường luôn có một mối tương giao, chính là hệ số tương quan. Như vậy, thông qua hợp đồng tương lai trên chỉ số thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa rủi ro cho từng loại cổ phiếu đơn lẻ, thậm chí cả những cổ phiếu không nằm trong rổ chỉ số.
Còn với trái phiếu chính phủ, đương nhiên đây là công cụ có mức độ rủi ro gần như bằng 0, nhưng lưu ý, đó là rủi ro thanh toán. Còn bản thân sản phẩm này vẫn chịu những biến động về giá do sự thay đổi mặt bằng lãi suất. Và để phòng ngừa rủi ro giá (rủi ro thị trường này), các tổ chức đầu tư vẫn cần những công cụ phái sinh, và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ chính là câu trả lời cho vấn đề nêu trên.
Đây là những vấn đề thuộc về học thuật cũng như phương pháp và kinh nghiệm đầu tư. Do vậy, đó sẽ là những nội dung quan trọng mà chúng tôi sẽ đề nghị các chuyên gia quốc tế cung cấp kiến thức, cách thức, kinh nghiệm để sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro là CKPS.
PV: Ông đánh giá thế nào về sự chào đón của các thành viên thị trường đối với một mảnh đất mới mẻ nhưng màu mỡ là TTCKPS?
Ông Nguyễn Thành Long: Cho đến thời điểm này, các thành viên rất chủ động trong việc gia nhập thị trường. Họ cũng hiểu rằng, sự ra đời của TTCKPS là bước tất yếu của sự phát triển của TTCK, làm sao có được đầy đủ công cụ để giúp cho nhà đầu tư tham gia an toàn và bảo vệ được lợi nhuận của họ. Đồng thời, các thành viên cũng hiểu được rằng, đó là yếu tố sống còn của công ty trong bối cảnh mới của thị trường và sự hội nhập sâu rộng với quốc tế.
PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái