CPI 10 tháng tăng 1,ămcómứctăngthấpnhấtkểtừnăbdkq ita81% - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 | |
Dự báo lạm phát cho cả năm 2021 cơ bản được kiểm soát ở mức thấp | |
9 tháng năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng có mức tăng thấp nhất sau 5 năm |
Tính chung năm 2021 tỷ giá thương mại hàng hoá giảm 2,49%. Ảnh T.D. |
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020.
Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu năm 2021 tăng so với năm trước.
Đáng chú ý, tỷ giá thương mại hàng hóa năm 2021 giảm 2,49% so với năm 2020 đã phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Phân tích về nguyên nhân khiến CPI năm 2021 có mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua, bà Nguyễn Thu Anh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, mức tăng 1,84% đã được được mục tiêu Quốc hội đã đề ra trong năm 2021, tuy nhiên có 2 nguyên nhân dẫn đến việc CPI năm 2021 có mức tăng thấp. Thứ nhất là do sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt trong quý 3/2021) đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2%. Nhu cầu tiêu dùng thấp làm mặt hàng thịt lợn (mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ giá) có mức giảm khá sâu, ngoài ra các nhóm hàng dịch vụ nhu vui chơi, du lịch cũng giảm mạnh đã kiềm chế mức tăng của CPI trong năm 2021.
Thứ 2, để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, trong năm 2021, Chính phủ đã yêu cầu giảm giá điện,nước sinh hoạt, viễn thông, không tăng học phí, viện phí theo lộ trình, thậm chí miễn giảm học phí 2021-2022 cho các đối tượng gặp khó khăn. Cụ thể, trong năm 2021, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý 4/2020 nhưng được thực hiện vào tháng 1/2021 và giảm giá điện, tiền điện cho người dân tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg tại kỳ hóa đơn tháng 8, tháng 9/2021. Do đó, giá điện sinh hoạt bình quân năm 2021 giảm 0,89% so với năm 2020, tác động làm CPI chung giảm 0,03%.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân hạn chế đi lại, theo đó giá vé máy bay năm 2021 giảm 21,15% so với năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,32%.
“Bình quân năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,81% so với năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,84%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng. Mức lạm phát cơ bản năm 2021 so với năm trước là mức thấp nhất kể từ năm 2011”, bà Nguyễn Thu Anh cho biết thêm.
Trong quý 4, chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá tăng 3,83% và tăng 9,96% ; tỷ giá thương mại hàng hóa giảm 2,13% và giảm 4,39%. Tính chung năm 2021, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 2,86% so với năm trước; chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá tăng 5,49%; tỷ giá thương mại hàng hoá giảm 2,49%. |