Giá heo hơi hôm nay ngày 16/9/2023: Ghi nhận mức cao nhất 58.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay ngày 17/9/2023: Lặng sóng ngày cuối tuần Tỷ giá USD hôm nay 18/9/2023: Giá đô hôm nay,áheohơihômnayngàyDaođộngtừđếnđồkết quả trận river plate USD VCB, USD chợ đen tiếp tục tăng tuần tới? Giá vàng hôm nay 18/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, DOJI, PNJ tăng mạnh tuần qua |
Giá heo hơi miền Bắchôm nay ngày 18/9/2023
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 18/9/2023 đi ngang trên diện rộng và giao dịch trong khoảng 56.000 – 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ngày 18/9/2023: Dao động từ 55.000 đến 58.000 đồng/kg |
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình và Hà Nội.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 56.000 đồng/kg được ghi nhận tại Yên Bái.
Các tỉnh/thành còn lại giá heo hơi hôm nay duy trì ở mức 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi mới nhấtkhu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay dao động trong khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Định, Đắk Lắk.
Các địa phương khác trong khu vực, giá heo hơi hôm nay được thu mua ở mức 56.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Namhôm nay 18/9/2023
Tại khu vực phía Nam, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới theo xu hướng chung của thị trường và dao động trong khoảng 55.000 - 58.000 đồng/kg.
Theo đó, 58.000 đồng/kg là giá heo hơi cao nhất khu vực được ghi nhận tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Ở chiều ngược lại, 55.000 đồng/kg là mức giá thu mua thấp nhất được ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh.
Các tỉnh thành còn lại có giá giao dịch ổn định trong khoảng 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Mức giá heo hơi cao nhất và thấp nhất khu vực ngày 18/9/2023
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong những năm qua, chăn nuôi là lĩnh vực có tốc độ tăng tưởng cao nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2022, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi là 5,93%, đạt 23,7 tỷ USD chiếm 27,6% tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Ông Phạm Kim Đăng - Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi - thông tin, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang xuất hiện trở lại tại một số cơ sở chăn nuôi heo, bò thịt tại các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất ngành chăn nuôi trong nước. Do đó, cần phải quản lý chặt và mạnh tay trong việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
"Việc đảm bảo không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi bền vững. Chính vì vậy, công việc này sẽ được giám sát thường xuyên và tăng cường hơn trong những năm sắp tới. Chúng ta không chỉ siết chặt bằng những quy định, phạt hành chính mà còn sẽ áp dụng những chế tài mạnh, xử lý bằng pháp luật”, ông Đăng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, kiểm soát chất cấm chăn nuôi cũng xuất hiện nhiều khó khăn. Thủ phủ Đồng Nai có đặc thù nhiều trang trại lớn, khép kín và thuộc doanh nghiệp nước ngoài nên rất khó khăn trong cách lấy mẫu. Nếu nhân viên thú y muốn trực tiếp lấy mẫu thì phải tuân thủ cách ly 3 ngày để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai điều này gây khó khăn cho công tác kiểm soát. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều tỉnh thành có đàn chăn nuôi lớn.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Cục chăn nuôi, đối với tình huống này thì các địa phương có thể linh hoạt bằng cách hướng dẫn nhân viên của các trang trại đó và giám sát thông quan điện thoại, online. Sự linh hoạt này nên được áp dụng như trong bối cảnh của giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành.