【bảng xếp hạng lecce gặp bologna】Đưa thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng

dua thuc pham an toan den nguoi tieu dung

Một số hệ thống siêu thị đã quản lý chặt chẽ đầu vào mặt hàng thực phẩm. Ảnh: Phan Thu.

Nhiều DN đã chú ý đến chất lượng

Bà Lê Thị Việt Nga,Đưathựcphẩmantoànđếnngườitiêudùbảng xếp hạng lecce gặp bologna Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, những năm gần đây, công tác xây dựng mô hình “chuỗi thực phẩm an toàn” được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai bước đầu đạt kết quả, trong đó tập trung khảo sát, nghiên cứu ứng dụng các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như HACCP, ISO 22000, Global GAP, VietGap… vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam. Trên thực tế, có nhiều DN đã xác định đi theo con đường chú trọng đến an toàn thực phẩm.

Là DN chiếm thị phần khá lớn sản phẩm trứng gia cầm ở địa bàn TP. HCM, ngay từ khi gia nhập thị trường Công ty TNHH Ba Huân xác định hướng đi là chú trọng đến an toàn thực phẩm, chú trọng quy trình chăn nuôi theo VietGap, còn nhà máy chế biến thì theo tiêu chuẩn HACCP. Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân cho biết, Ba Huân chủ động đưa đến người tiêu dùng sản phẩm an toàn thông qua kênh phân phối, cam kết hàng hóa được kiểm tra nghiêm ngặt và đúng quy trình. “Tết năm nay, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, chúng tôi đã xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao với quy mô trên 18.000ha với số lượng 1 triệu con và 1 nhà máy chế biến thực phẩm ở Long An 5ha, chế biến thực phẩm mỗi ngày 15-20 tấn. Riêng tại miền Bắc, Ba Huân xây dựng nhà máy xử lý trứng gia cầm công nghệ cao ở Phúc Thọ (Hà Nội) để đem sản phẩm sạch đến Hà Nội cũng như đưa công nghệ đã áp dung thành công ra Hà Nội”, ông Hùng nói.

Sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm hữu cơ, ông Nguyễn Đại Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Trang trại Bảo Châu cho hay, ngay từ khi mới đi vào sản xuất, Bảo Châu đã đi theo định hướng “từ trang trại đến bàn ăn”, tức là xử lý tất cả các vấn đề về môi trường, khử trùng tiêu độc ngay từ khâu con giống đến sản xuất, nuôi trồng, đóng gói và đưa sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo là sản phẩm sạch, an toàn. Hiện nay, sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng gà… của Bảo Châu đã được Nhật Bản chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.

Khó cạnh tranh

Dù sản phẩm đảm bảo các yếu tố chất lượng, tiêu chuẩn nhưng việc tiêu thụ các sản phẩm này đang gặp nhiều khó khăn. Trước tiên về vấn đề giá cả chưa cạnh tranh. Theo ông Thắng, giá cả rau hữu cơ của DN hiện nay đắt gấp đôi so với các mặt hàng cùng chủng loại ngoài thị trường. Điều này không khuyến khích người tiêu dùng chọn mua sản phẩm, không khuyến khích DN phân phối ưu tiên phân phối lưu thông các sản phẩm này, cũng như không khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên sử dụng chọn lựa sản phẩm. Trước tình trạng thực phẩm bẩn là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ung thư như hiện nay, ông Thắng cho rằng, Nhà nước phải vào cuộc, kiểm soát khâu sản xuất, tuyên truyền cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng nên chọn thực phẩm theo xu hướng “ăn là thuốc chứ không phải ăn để uống thuốc”.

Một khó khăn khác của các DN sản xuất được DN này nêu ra là sự liên kết giữa 4 nhà dù được Nhà nước kêu gọi nhiều nhưng dường như sự liên kết này còn lỏng lẻo. Nhà bán lẻ hay ép giá nhà sản xuất nên chúng tôi phải tự tổ chức phân phối, đồng thời quy trình chặt chẽ của các siêu thị khiến cho DN sản xuất khó “vào”.

Thực tế này cũng đã được bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (hệ thống siêu thị Fivimart) thừa nhận. Theo bà Hậu, phương châm kinh doanh của Fivimart là chất lượng an toàn thực phẩm, sản phẩm bán ra mang đến cho người tiêu dùng sự yên tâm, an toàn. “Vì vậy, nhiều nhà cung cấp đến với Fivimart kêu ca là vào Fivimart khó quá cũng là điều dễ hiểu”, bà Hậu nói. Trên thực tế, Fivimart kiểm soát từ giấy tờ nhỏ nhất đến những giấy tờ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý. Ngoài ra, Fivimart còn thành lập bộ phận quản lý chất lượng tại siêu thị, sản phẩm rau củ quả muốn vào siêu thị ít nhất phải có giấy chứng nhận an toàn vùng sản xuất và chứng chỉ cao nhất là Global GAP, VietGap.

Tạo cơ chế

Theo bà Nga, việc liên kết tạo ra chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn là yêu cầu cấp thiết mà các bộ, ngành đang phối hợp triển khai. Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tạo cơ chế cho DN mở rộng mạng lưới cung ứng sản phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Về công tác triển khai xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, Bộ Công Thương cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT triển khai các hoạt động để vận động DN đầu tư vào hệ thống phân phối. Một số siêu thị như Co.op mart, Big C, Lotte đã có những chuỗi sản xuất cung ứng hàng hóa với nhãn hàng riêng của mình. Đấy là chuỗi mà DN chịu trách nhiệm từ khâu sản xuất, vận chuyển lưu thông đến khâu phân phối trong hệ thống của mình, bảo đảm chất lượng an toàn và có sự kiểm tra giám sát, lấy mẫu định kỳ của cơ quan quản lý Nhà nước.

Đặc biệt, “trong kế hoạch triển khai đợt cao điểm tết Nguyên đán Bính Thân do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát ký, Vụ Thị trường trong nước đã được giao nhiệm vụ phối hợp với các Sở NN&PTNT để nhận diện kết nối, đưa các sản phẩm, hàng hóa đã được các Sở NN&PTNT địa phương xác nhận vào hệ thống phân phối do Bộ Công Thương quản lý. Hy vọng đây là giải pháp rút ngắn hơn con đường đưa thực phẩm an toàn đến với người tiêu dùng” bà Lê Việt Nga kỳ vọng.

Về phía Bộ NN&PTNT, ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho hay: “Năm 2015 là năm vệ sinh an toàn thực phẩm nên ngành Nông nghiệp đã phối hợp với Bộ Công an nắm bắt xem chỗ nào kinh doanh sản phẩm không đủ an toàn thực phẩm, nếu có phát hiện là công khai ngay cho cơ quan truyền thông. Tuy nhiên, mức xử phạt với vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay chưa đủ răn đe, vì vậy với một số vi phạm nghiêm trọng, Bộ NN&PTNT đang kiến nghị để có thể đưa ra xử lý hình sự”.