【bóng đá kết quả cúp c3】Mái ấm của người già neo đơn

Trung tâm là nhà

Bà Cao Thị Nghé,ấmcủangườigiagraveneođơbóng đá kết quả cúp c3 sinh năm 1930 ở tỉnh Bến Tre. Năm hơn 20 tuổi, bà lên Bình Phước lập nghiệp, rồi lấy chồng, nhưng không có con. 15 năm trước, chồng bà mất, tuổi cao, sức yếu, bà xin vào trung tâm nương nhờ. Bấy nhiêu năm gắn bó với trung tâm, bà coi đây là ngôi nhà thứ hai, thân thiết, tình cảm, coi chị em trong phòng là ruột thịt. Sự quan tâm, hỏi han chăm sóc của cán bộ trung tâm làm cho những mảnh đời kém may mắn như bà thêm phần ấm áp. Bà Nghé chia sẻ: “Ở đây, các cô chăm sóc tôi rất chu đáo, tận tình, được ăn uống thoải mái, sướng hơn hồi nhỏ. Tôi chỉ mong luôn được khỏe mạnh để các cô đỡ gánh nặng”.

Bà Cao Thị Nghé hạnh phúc khi được sống trong ngôi nhà chung - “Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh”

78 tuổi, không chồng, con, cũng không nhà cửa, bà Huỳnh Thị Tha chuyên bán vé số dạo ở huyện Lộc Ninh đã xin vào nương nhờ trung tâm hơn 1 năm nay. Bà nói, trước đây khỏe còn đi làm, giờ tuổi cao, đi lại khó khăn và bệnh tim nên không đi làm được nữa. Vào trung tâm ở vừa sạch sẽ vừa được ăn uống đầy đủ, bà cảm thấy rất thoải mái. Mỗi sáng sau khi thức dậy, bà cùng chị em trong phòng tập thể dục rồi dọn dẹp phòng sạch sẽ. Lúc rảnh, bà ngồi niệm phật cầu cho mọi sự bình an, chị em trong phòng khỏe mạnh.

Bà Huỳnh Thị Tha kể về cuộc đời khó khăn của mình

Chuyển vào ngôi nhà chung này đã 10 năm, ông Tô Văn Vũ kể: “Tôi quê ở tỉnh Hà Nam, có vợ và 2 con ở quê. Cuộc sống khó khăn, tôi vào Bình Phước làm phụ hồ, nhiều năm xa quê không liên lạc được với gia đình nên vào nương nhờ trung tâm. Ở đây, mọi người xem nhau như người thân trong gia đình, chăm sóc nhau khi ốm đau. Tuy nhiên nỗi nhớ quê, nhớ vợ, con vẫn day dứt trong tâm”.

Còn ông Nguyễn Tiến Dũng thì cho biết: Từ khi vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, được cán bộ, nhân viên chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, lại có các cụ cùng cảnh ngộ bầu bạn tâm sự, chuyện trò khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhiều niềm vui. Mỗi hoàn cảnh, mỗi mảnh đời khác nhau cùng nương tựa vào “đại gia đình” trung tâm để vơi bớt cô đơn, giúp nhau vun đắp tình cảm bị thiếu thốn.

Về quê giờ không còn ai, tôi xác định ở đây đến cuối đời. Với tôi, người thân không còn nên trung tâm chính là nhà, cán bộ trung tâm là con cái, các cụ cùng phòng là anh em. Để giữ gìn sức khỏe, ngày nào tôi cũng tập thể dục, quét dọn, chứ không ngồi yên được.

Ông NGUYỄN TIẾN DŨNG ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước


Cảm thông, thấu hiểu

Ông Nguyễn Viết Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh cho biết: “Các cụ vào trung tâm đều là những đối tượng hoàn cảnh éo le, không người thân, không con cái, nên chính quyền các địa phương đã lập hồ sơ đưa vào trung tâm nuôi dưỡng. Mới đầu, các cụ có chút bỡ ngỡ, nhưng sau thời gian sinh hoạt thì thấy đây là mái ấm nên yên tâm ở lại đến cuối đời”.

Một buổi sinh hoạt hát karaoke ở trung tâm

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang nuôi dưỡng 60 đối tượng, trong đó có 49 đối tượng là người cao tuổi, rất nhiều người trong số họ bị bệnh tâm thần từ nhẹ đến nặng. Gạt qua những áp lực, vất vả của công việc, cán bộ, nhân viên trung tâm vẫn tạo ra niềm vui từ những người mình chăm sóc, góp phần làm đẹp cho mái nhà chung chan chứa yêu thương.

Bà Trần Thị Thanh Thủy, Trưởng phòng Quản lý y tế và nuôi dưỡng, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh cho biết: “Ở đây đa phần là đối tượng bị tâm thần thể nhẹ, do vậy mình nói chuyện phải thật tâm lý để các cụ thấy được quan tâm, không bị xúc phạm thì các cụ mới vui và thoải mái”.

Cụ ông Tô Văn Vũ mong được người thân đón về quê đoàn tụ với gia đình

Hằng ngày, ở trung tâm, mọi sinh hoạt đều diễn ra bình thường như cuộc sống bên ngoài, nhưng nỗi vất vả của cán bộ, nhân viên thì nhân lên gấp bội, có lúc phải nhờ những người còn khỏe chăm người yếu hơn. Cách đối đãi của cán bộ, nhân viên với mọi người ở đây là sự cảm thông, thấu hiểu cho những câu chuyện buồn phía sau, những tâm tư, hoàn cảnh, không còn tình thân mới phải vào đây nương nhờ. Sự thông suốt đó giúp họ bỏ qua những lời nói, hành động từ người bệnh mà đáng ra cần được đáp trả bằng sự trân trọng hoặc biết ơn.

Các cụ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tập thể dục để rèn luyện sức khỏe mỗi ngày

Ngoài chăm sóc, cán bộ và nhân viên tại đây còn thường xuyên hướng dẫn, vận động các cụ tập thể dục để nâng cao sức khỏe và bố trí cán bộ y tế khám, điều trị bệnh cho các cụ. Để bữa ăn của các cụ tươm tất và chất lượng, trung tâm đã vận động mạnh thường quân hỗ trợ thêm kinh phí. Được quan tâm từ bữa ăn, giấc ngủ đến sức khỏe nên tinh thần các cụ luôn thoải mái. Chính vì vậy, trong thâm tâm các cụ, trung tâm là mái nhà thứ hai, là chốn bình yên nương tựa cuối đời…

Trung tâm đã được tỉnh đầu tư cơ sở vật chất mới nhưng sân chơi, dụng cụ thể dục thể thao cho người cao tuổi thì chưa có. Do vậy, trung tâm rất mong nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để các cụ có sân chơi rèn luyện thể thao, sống vui, sống khỏe. 

Ông NGUYỄN VIẾT XUÂN, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước