Nợ công không bao gồm nợ tự vay,ĐồngthuậnvớiđiềuchỉnhbổsungcủadựthảoLuậtQuảnlýnợcôngsửađổbóng đá kết tự trả của DNNN
Qua tổng hợp ý kiến trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, UBTCNS cho biết, đa số ý kiến thống nhất giữ nguyên phạm vi nợ công như dự thảo Luật, chỉ bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, đồng thời đề nghị giữ nguyên Khoản 3, Điều 1 dự thảo Luật. Theo UBTCNS, đối với khoản nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo quy định, các DNNN vay lại và các khoản vay của DNNN được Chính phủ bảo lãnh đã được tính vào nợ công; các khoản vay theo cơ chế tự vay, tự trả thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp (DN), được điều chỉnh theo quy định của Luật DN và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN.
Trường hợp DNNN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định như các loại hình DN khác, bảo đảm bình đẳng, tuân thủ nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng vốn tại DN.
Về việc giám sát nợ DNNN, hiện Chính phủ đang chỉ đạo hoàn thiện phương án thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn tại DN. Cơ quan này sẽ thực hiện việc quản lý, giám sát đối với vốn, tài sản nhà nước tại DN, trong đó có các khoản nợ tự vay, tự trả của DNNN.
Đối với khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, UBTCNS thống nhất cho rằng, hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, NHNN có nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, trong đó có phát hành các công cụ nợ ngắn hạn được sử dụng để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều hòa cung ứng tiền tệ. Bên cạnh vai trò là ngân hàng trung ương theo thông lệ quốc tế, NHNN còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
Tuy nhiên, với vai trò quản lý nhà nước, việc huy động vốn của NHNN là để thực hiện chức năng điều hòa cung tiền trong nền kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ, không có chức năng và không nhằm mục đích huy động vốn cho Chính phủ. Do đó, việc quy định các khoản nợ này không thuộc phạm vi nợ công là phù hợp với Luật NHNN, thực hiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Giữ nguyên các chỉ tiêu an toàn nợ công
Qua các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 6/2017, một số ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP và chỉ tiêu hệ số thanh toán nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, UBTCNS thống nhất cho rằng, bỏ các chỉ tiêu này vì không thuộc phạm vi nợ công, đồng thời giữ nguyên 3 chỉ tiêu như trong dự thảo Luật (nợ công so với GDP; nợ Chính phủ so với GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm).
Lý giải quan điểm này, theo UBTCNS, chỉ tiêu nợ nước ngoài/GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu được quy định trong Luật Quản lý nợ công hiện hành.
UBTCNS thống nhất với cơ quan soạn thảo về việc bổ sung quy định “trường hợp Quỹ Tích lũy trả nợ không đủ nguồn để chi trả sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của Luật này, Chính phủ báo cáo Quốc hội để đảm bảo nguồn chi trả của Quỹ”.
So với Luật hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định cụ thể hơn nhằm xác lập rõ căn cứ pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc quản lý, sử dụng, cân đối thu chi, yêu cầu bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ Tích lũy trả nợ.
Tuy nhiên, do phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật không bao gồm các khoản nợ nước ngoài được vay theo phương thức tự vay, tự trả của DN và các tổ chức tín dụng nên việc quy định các chỉ tiêu này trong dự thảo Luật chưa thực sự phù hợp.
Hơn nữa, nhiệm vụ quản lý vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài (bao gồm cả nợ nước ngoài của Chính phủ) liên quan đến công tác quản lý ngoại hối và quản lý cán cân thanh toán của nền kinh tế, đã được quy định cụ thể trong Pháp lệnh Ngoại hối và Luật NHNN.
Tăng thẩm quyền sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ
Nhiều ĐBQH có ý kiến, dự thảo Luật quy định chưa chặt chẽ, đầy đủ về cách thức xử lý khi gặp rủi ro, ảnh hưởng tới nguồn vốn của Quỹ Tích lũy trả nợ, đồng thời đề nghị bổ sung nguyên tắc, thẩm quyền sử dụng; trách nhiệm, thời gian hoàn trả; các quy định nhằm khắc phục tình trạng sử dụng quỹ trả nợ thay cho một số dự án không hiệu quả và không có khả năng hoàn trả.
Qua thảo luận, UBTCNS thống nhất với cơ quan soạn thảo về việc bổ sung quy định “trường hợp Quỹ Tích lũy trả nợ không đủ nguồn để chi trả sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của Luật này, Chính phủ báo cáo Quốc hội để đảm bảo nguồn chi trả của Quỹ”.
So với Luật hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định cụ thể hơn nhằm xác lập rõ căn cứ pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc quản lý, sử dụng, cân đối thu chi, yêu cầu bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ Tích lũy trả nợ.
Tuy nhiên, đồng quan điểm với ý kiến ĐBQH đã nêu, đại diện UBTCNS cho rằng, với vai trò quan trọng là bảo đảm khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại và dự phòng rủi ro phát sinh từ việc cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ, một số nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ cần được thể hiện rõ trong dự thảo Luật.
Chính vì vậy, UBTCNS đề nghị bổ sung quy định Chính phủ có thẩm quyền quyết định sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ, thay vì giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ như dự thảo Luật đã trình Quốc hội.
Đức Minh