【bxh serie a brazil】Diễn đàn kinh tế miền Trung: Cần cơ chế liên kết và điều phối cho các vùng kinh tế
Phát biểu tại Diễn đàn,ễnđànkinhtếmiềnTrungCầncơchếliênkếtvàđiềuphốichocácvùngkinhtếbxh serie a brazil Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng đây là khu vực là “mặt tiền của đất nước”, có “vai trò quan trọng nhất trong phát triển kinh tế biển”, rất giàu tiềm năng phát triển nhưng lại đang nghèo. Phó Thủ tướng đề nghị Diễn đàn cần tập trung thảo luận 4 vấn đề để miền Trung không còn nghèo.
Thứ nhất, cần làm rõ “Động lực của liên kết các tỉnh miền Trung là gì?” và các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương được tôn trọng và phát huy, vì lợi ích chung của cả vùng, cả nước và tìm ra phương thức phân bổ lợi ích cho từng địa phương trong vùng. Phó Thủ tướng chỉ ra cơ chế lập và quyết toán ngân sách nếu không được chỉnh sửa thì khó bảo đảm việc các địa phương đua nhau thu hút đầu tư, làm triệt tiêu các lợi thế của từng địa phương và cả vùng.
Hiện nay, Bộ Chính trị đã yêu cầu phải điều chỉnh dần cơ cấu thu chi ngân sách theo quan điểm phát triển vùng và theo cơ sở dữ liệu về kinh tế-xã hội của từng địa phương.
“Có địa phương tăng trưởng nhanh nhưng có địa phương mức tăng trưởng thấp hơn, do đó khi phân bổ về ngân sách hay nguồn lực phải nhìn tổng thể cả vùng sau đó mới đến địa phương”, Phó Thủ tướng cho biết và coi đây là “điểm then chốt” về mặt tư duy và nhận thức trong phát triển kinh tế vùng.
Thứ hai, qua việc 10 tỉnh, thành phố tình nguyện “ngồi lại” cùng nhau để tranh thủ lợi thế cho phát triển, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các chuyên gia, lãnh đạo các địa phương đánh giá rõ thuận lợi và khó khăn để tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện cơ chế liên kết vùng và thể chế điều phối kinh tế cho các vùng kinh tế.
Thứ ba, về thể chế điều phối vùng kinh tế, Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam không có chính quyền cấp vùng nhưng liên kết các địa phương của vùng, liên kết các vùng là quan trọng. Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận kỹ về thể chế điều phối vùng trong điều kiện không làm tăng thêm bộ máy, biên chế để đề xuất với Trung ương quyết định.
Thứ tư, Diễn đàn cần tiếp tục nhận thức đánh giá tiềm năng lợi thế cơ hội thách thức của miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Phân tích về vấn đề này, Phó Thủ tướng cho rằng hạ tầng của vùng mới tập trung vào trục Bắc-Nam nhưng cũng chưa hoàn chỉnh.
“Nếu không tận dụng kết nối Bắc-Nam với Đông-Tây (các nước trong tiểu vùng sông Mekong) thì có nhiều bất lợi, đặc biệt miền Trung trải dài rất hẹp”, Phó Thủ tướng nói.
Trước các nội dung đặt ra tại Diễn đàn, như xem xét khả năng thành lập một chính quyền cấp vùng để làm chức năng điều phối, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết ngày 25/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 941 về tổ chức điều phối vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có nêu về Hội đồng vùng. Phó Thủ tướng đề nghị Ban điều phối vùng nghiên cứu, vận dụng Quyết định này để vận hành Hội đồng vùng chứ không vận hành Hội đồng vùng theo cơ chế hoạt động của một tổ chức Hội.
Đồng thời Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại việc thực hiện Quyết định số 941 để sơ kết, trình Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ có quyết định mới phù hợp hơn về điều phối các tỉnh trong vùng trong bối cảnh hiện nay; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, Ban điều phối vùng của miền Trung và các vùng khác rà soát quy hoạch phát triển, quy mô, phân khu chức năng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và chức năng của các ban quản lý này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tránh tình trạng quy hoạch treo và trao quyền mạnh hơn cho các ban quản lý này.
Nhấn mạnh đã đến lúc hành động, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ kết hợp với Ban điều phối vùng rà soát, xem xét nội dung các kiến nghị đã được nêu. Ban điều phối vùng có báo cáo tổng hợp các kiến nghị đề xuất với Thủ tướng và Chính phủ, giao Văn phòng Chính phủ có thông báo ý kiến của Thủ tướng về các vấn đề này.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có đánh giá cụ thể về chỉ tiêu quan tâm phát triển DN của các địa phương trong vùng để làm căn cứ đánh giá phát triển kinh tế tư nhân của mỗi địa phương và toàn vùng nói chung.