Trong lĩnh vực hợp tác năng lượng giữa Việt Nam với Lào thời gian qua,ăngcườnghợptácpháttriểnđiệntạiLàsantos laguna – pachuca lãnh đạo hai nước đã thực hiện ký kết một số thỏa thuận như: Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào năm 2016 về Hợp tác đầu tư các dự án thủy điện tại Lào, liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ Lào; Hiệp định giữa Chính phủ Nước CHDCND Lào và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam năm 2019 về Hợp tác Phát triển các công trình năng lượng điện và mỏ.
Nhà máy Thủy điện Nam Mo 2 tại tỉnh Xieng Khouang, Lào, có tổng công suất 120MW, dự kiến có thể chính thức vận hành vào cuối năm 2022 |
Theo đó, Chính phủ Lào tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia, đầu tư phát triển các dự án thủy điện theo hình thức BOT. Đến nay đã có nhiều nhà máy thủy điện tại do các chủ đầu tư Việt Nam và Lào đầu tư, có thể kể đến như: Thủy điện Xekaman 1 (290 MW) và Xekaman Sanxay (36 MW) do Công ty Điện Việt – Lào là chủ đầu tư; Cụm thủy điện Nam Sam (265 MW) và Cụm thủy điện Nam Mo (505 MW) do Tập đoàn Phongsupthavy là chủ đầu tư.
Dự kiến trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith từ ngày 28-29/6, Tập đoàn điện lực Việt Nam và các chủ đầu tư nhà máy thủy điện tại Lào sẽ ký kết một loạt hợp tác, gồm: Nhà máy thủy điện Nam Neun 1 (124 MW), thủy điện Nam Mo 2 (120 MW), cụm Nhà máy thủy điện Nam Yeuang (84 MW), thủy điện Nam Tai (21 MW) và Nam Sak (18 MW).
Là một trong những đối tác quan trọng của các nhà đầu tư Việt Nam, Tập đoàn Phongsupthavy là doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, với danh mục dự án lên đến 2.000MW. Phongsupthavy hiện là một cổ đông lớn của Công ty sản xuất điện lực Lào (EDL-Generation). Vừa qua, Tập đoàn Phongsupthavy cũng đã ủng hộ 1 triệu USD cho Quỹ phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam. |