【bảng xếp hạng giải vô địch hà lan】Kho bạc Nam Định cải cách hướng tới kho bạc số

KBNN Nam Định

Công chức KBNN đang thực hiện đối chiếu số liệu thu,ạcNamĐịnhcảicáchhướngtớikhobạcsốbảng xếp hạng giải vô địch hà lan chi NSNN với đơn vị giao dịch. Ảnh: H.T

Áp dụng công nghệ vào cải cách

Ông Vũ Duy Minh, Giám đốc KBNN Nam Định cho biết, thời gian qua, đơn vị đã không ngừng rà soát, cải cách hành chính, bỏ bớt các thủ tục rườm rà, tránh gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng. Đặc biệt, KBNN Nam Định đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá các quy trình quản lý thu chi ngân sách nhà nước (NSNN).

Theo đó, từ đầu năm 2020 đến nay, KBNN Nam Định đã rà soát triển khai một thủ tục hành chính mới, thay thế 10 thủ tục và bãi bỏ 3 thủ tục hành chính cũ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về thời gian giải quyết thủ tục, tạo thuận lợi cho các đơn vị đến giao dịch. Đồng thời, đơn vị đã thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát chi, thực hiện “một cửa, một cán bộ” trong kiểm soát chi NSNN, do đó, quy trình và thời gian giải quyết hồ sơ được thực hiện đúng, đủ theo hướng đơn giản, rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân đến giao dịch.

Đáng chú ý, KBNN Nam Định đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thu, nộp ngân sách và trao đổi dữ liệu thu, nộp với cơ quan Thuế, Tài chính. Theo đó, đơn vị đã cùng với cơ quan Thuế chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp thu NSNN với 5 ngân hàng thương mại (NHTM) cùng địa bàn tại 12 điểm thu trải đều khắp các xã, phường và các điểm đông dân cư.

Ông Vũ Duy Minh cho biết, việc phối kết hợp với các cơ quan thu trên địa bàn đã giúp cho thông tin và dữ liệu về thu NSNN giữa cơ quan KBNN - Thuế - Hải quan - NHTM được đầy đủ, chính xác, cơ bản khắc phục được tình trạng chứng từ thu NSNN chuyển từ ngân hàng về KBNN và cơ quan thuế bị thiếu hoặc sai thông tin. Qua đó, giúp cơ quan thuế theo dõi tình trạng thu, nộp (tính thuế, đốc thuế…) và việc hạch toán thu NSNN của KBNN được nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Thông qua việc tổ chức phối hợp thu còn góp phần thúc đẩy thực hiện chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Đồng thời, việc thu, nộp NSNN đã được phát triển hiện đại hơn, nộp trực tiếp vào tài khoản của KBNN tại ngân hàng, tiến tới toàn bộ các khoản thu NSNN đều được nộp bằng chuyển khoản qua ngân hàng.

Đối với công tác chi ngân sách, KBNN Nam Định đã triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tới 100% các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh. Thực hiện giao dịch qua DVCTT, các khoản thanh toán được phê duyệt bằng chữ ký số có tính bảo mật cao, đem lại sự an toàn trong khâu kiểm soát, thanh toán, góp phần hạn chế rủi ro, được các đơn vị sử dụng ngân sách tích cực hưởng ứng tham gia.

Mức độ hài lòng của khách hàng trên 95%

Với các cải cách đã thực hiện, KBNN Nam Định đã nhận được sự hưởng ứng, đồng tình từ phía các khách hàng giao dịch. Giám đốc KBNN Nam Định cho biết, qua khảo sát và lấy ý kiến đóng góp bằng phiếu về mức độ hài lòng của khách hàng với các cải cách của đơn vị đã cho kết quả tỷ lệ khách hàng hài lòng đối với việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và chất lượng phục vụ của KBNN Nam Định ở mức độ cao, chiếm trên 95%.

Thời gian tới, trên cơ sở Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN, KBNN Nam Định tiếp tục quán triệt đến tất cả cán bộ, công chức chấp hành nghiêm Quy trình nghiệp vụ đảm bảo thời gian thanh toán theo đúng quy định đối với từng khoản chi. Ngoài ra, KBNN Nam Định sẽ phối hợp kịp thời với các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử liên quan đến hoạt động nghiệp vụ KBNN. Chấp hành nghiêm các quy định về việc đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản của đơn vị với KBNN theo đúng quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động giao dịch điện tử nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức của đơn vị trong việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số, tài khoản trong giao dịch chi tiêu ngân sách.

Theo Giám đốc KBNN Nam Định, mục tiêu của KBNN là hướng đến kho bạc số vào năm 2030. Theo đó, tới đây, hệ thống KBNN sẽ hình thành cơ sở dữ liệu tập trung và kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, đơn vị liên quan; xây dựng và hoàn thiện nền tảng kho bạc số, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của KBNN; phát triển kho bạc số dựa trên công nghệ kỹ thuật số; đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.

Là đơn vị KBNN trực thuộc, KBNN Nam Định sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện các cải cách mà KBNN đề ra, cũng như sẽ chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo đội ngũ công chức tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu về công nghệ, có năng lực và có tư duy đổi mới sáng tạo để đón nhận những cải cách mới trên con đường tiến tới kho bạc số.

Vân Hà