【nasaf qarshi】Cục Thuế Nam Định: Nhiều kế hoạch, giải pháp ứng phó khoản hụt thu
Cục Thuế Nam Định đang tập trung hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thực hiện gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; cùng với đó,ụcThuếNamĐịnhNhiềukếhoạchgiảiphápứngphókhoảnhụnasaf qarshi đơn vị cũng tập trung thực hiện nhiều kế hoạch, giải pháp quản lý chặt chẽ các nguồn thu nhằm ứng phó với khoản hụt thu.
Đã có 704 DN, tổ chức đề nghị gia hạn nộp thuế
Như TBTCVN đã đưa tin, trên địa bàn tỉnh Nam Định có khoảng 7.000 DN và hơn 20.000 hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, điều này khiến số thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước làm giảm khoảng 500 tỷ đồng so với dự toán được giao.
Bộ phận “một cửa” Cục Thuế Nam Định tích cực hỗ trợ NNT qua điện thoại và phương tiện điện tử. Ảnh: M.H |
Thông tin nhanh từ Cục Thuế Nam Định cho biết, tính đến ngày 20/5, trên địa bàn tỉnh đã có 704 DN, tổ chức gửi đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với tổng số tiền hơn 116,2 tỷ đồng; trong đó, thuế giá trị gia tăng là là 66,5 tỷ đồng, thuế thu nhập DN là 33,4 tỷ đồng, tiền thuê đất là 16,1 tỷ đồng.
Ông Vũ Đình Hồng – Cục trưởng Cục Thuế Nam Định cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong tháng 4 thực hiện cách ly toàn xã hội, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa không thiết yếu tạm dừng hoạt động, nhiều cơ sở sản xuất cầm chừng, thu hẹp, có cơ sở ngừng hoạt động, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bị ngưng trệ do lệnh phong tỏa của các nước trên thế giới.
Nhiều DN trên địa bàn phải đối mặt với thiếu nguồn nhân lực, thiếu đội ngũ chuyên gia cao cấp do ảnh hưởng của dịch bệnh, không ít DN vừa và nhỏ hoạt động ở các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch cũng đang lao đao vì sau thời gian cách ly xã hội mở cửa trở lại nhưng rất vắng khách hàng. Những khó khăn trên đã làm cho các DN trên địa bàn tỉnh Nam Định khó có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế với NSNN.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh giảm so với cùng kỳ như: Chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa, giá trị hàng xuất khẩu, thu ngân sách… Để tạo điều kiện cho các DN, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn trước mắt và lâu dài, Cục Thuế Nam Định đã rà soát và tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp về chính sách hỗ trợ người nộp thuế (NNT) đang gặp khó khăn, kịp thời tháo gỡ, nuôi dưỡng và tạo nguồn tăng thu cho NSNN.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thuế
Trao đổi với phóng viên về nhiệm vụ giải pháp thuế trong thời gian tới, ông Vũ Đình Hồng cho biết, trong công tác quản lý nguồn thu, đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến, tiến độ thu ngân sách; định kỳ hàng tuần, tháng Tổ công tác thực hiện rà soát, đánh giá, phân tích sự tác động của dịch Covid-19 đến nguồn thu ngân sách, chi tiết đến từng ngành, lĩnh vực, đơn vị bị tác động (đặc biệt là các DN trọng điểm, có số nộp ngân sách lớn) để kịp thời xây dựng các giải pháp thu phù hợp trong điều kiện, tình hình mới. Nhiệm vụ này, Cục Thuế Nam Định giao cho tổ công tác thuộc văn phòng cục và các chi cục thuế thực hiện.
Trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Cục Thuế Nam Định sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra đối với DN, khu vực DN tiềm ẩn rủi ro thất thu thuế; đồng thời rà soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế của NNT trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT (đặc biệt phân tích kỹ hồ sơ khai thuế có dấu hiệu của việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn), không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm.
Cùng với đó, đơn vị đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế, tập trung kiểm tra các tờ khai có sự mâu thuẫn, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế. Kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối với NNT vi phạm pháp luật về thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế. Không để DN lợi dụng ảnh hưởng của dịch bệnh và chủ trương hỗ trợ để vi phạm pháp luật.
Trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế Nam Định đã phân công, giao nhiệm vụ và gắn trách nhiệm xử lý nợ đọng thuế cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân nợ thuế cho từng đồng chí lãnh đạo và chi tiết tới từng công chức tham gia quản lý nợ; thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp thu nợ, cưỡng chế nợ thuế. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc thu hồi nợ đọng thuế (công khai thông tin nợ thuế, chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an theo quy chế phối hợp), xử lý nghiêm trường hợp cố tình dây dưa, chây ỳ nợ thuế.
Cùng với đó, đơn vị tập trung rà soát kỹ, phân loại nợ thuế theo đúng quy trình, phản ánh đúng tình trạng, bản chất của từng khoản thuế nợ nhằm phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành quản lý nợ thuế, đồng thời giúp cho công tác xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với NNT không còn khả năng nộp NSNN theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội đảm bảo chính xác, thực hiện được, tránh tính trạng lợi dụng chính sách để trục lợi, hoặc điều chỉnh không đúng đối tượng.
Ngoài ra, Cục Thuế Nam Định cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT nắm bắt kịp thời chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi bổ sung; ngay sau khi Chính phủ công bố hết dịch, Cục Thuế Nam Định sẽ tổ chức các hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế mới, giao lưu nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho DN, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế, qua đó tạo nền tảng để các DN an tâm phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu cho NSNN./.
Văn Tuấn