Empire777

6 tháng, các DNNN đã thoái vốn theo giá trị theo sổ sách đạt 871,6 tỷ đồng, bằng 11,6% so với cùng k tỷ lệ & tỉ số 2 in 1

【tỷ lệ & tỉ số 2 in 1】Phải tiếp tục bán vốn nhà nước theo lộ trình đã đề ra

thoái vốn ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước

6 tháng,ảitiếptụcbánvốnnhànướctheolộtrìnhđãđềtỷ lệ & tỉ số 2 in 1 các DNNN đã thoái vốn theo giá trị theo sổ sách đạt 871,6 tỷ đồng, bằng 11,6% so với cùng kỳ năm 2015, thu về 2.710,4 tỷ đồng, gấp 3,1 lần giá trị sổ sách. Ảnh TL minh họa

>> Không có DNNN nào cổ phần hóa, thoái vốn trong tháng 6/2016

>> Cổ phần hóa DNNN: Sẽ chấm điểm mức độ minh bạch tài chính

6 tháng đầu năm IPO 46 DNNN, thu về 5.418 tỷ đồng

Theo số liệu vừa được Ban Chỉ đạo và Phát triển doanh nghiệp công bố, tính đến ngày 28/6/2016, cả nước đã cổ phần hóa được 38 DNNN, trong đó có 6 tổng công ty nhà nước và 2 đơn vị sự nghiệp công lập, bằng 71% so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài ra, đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa của 63 doanh nghiệp, đang xác định giá trị doanh nghiệp của 77 doanh nghiệp, đã công bố giá trị doanh nghiệp của 28 doanh nghiệp.

Còn theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ ngày 1/1 đến 20/6/2016, có 46 DNNN bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán với tổng số cổ phần chào bán là 563 triệu cổ phần, tổng giá trị 5.629 tỷ đồng. Kết quả đấu giá bán được 383 triệu cổ phần, đạt 68% tổng số cổ phần bán ra, thu về 5.418 tỷ đồng với 1.564 nhà đầu tư trong nước và 4 nhà đầu tư nước ngoài trúng giá.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2016, trong cả nước có Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Hà Nội thực hiện bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại doanh nghiệp khác với tổng giá trị theo sổ sách là 871,6 tỷ đồng, bằng 11,6% so với cùng kỳ năm 2015, thu về 2.710,4 tỷ đồng, bằng 3,1 lần giá trị sổ sách.

Tuy nhiên, cũng theo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, công tác sắp xếp, cổ phần hóa DNNN 6 tháng đầu năm 2016 còn chậm so với cùng kỳ năm 2015, với tỷ lệ cổ phần hóa bằng 71%, thoái vốn bằng 11,6%. Cùng với đó, việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tái cơ cấu DNNN chưa được quan tâm, các bộ chưa trình được Nghị định, Quyết định và Đề án nào theo Chương trình công tác 6 tháng đầu năm 2016.

Một trong những nguyên nhân tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn chậm so với yêu cầu đặt ra, ngoài nguyên nhân khách quan do thị trường, trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã thẳng thắn cho rằng, “những phần vốn cần thoái “ngon” nhất thì đã làm rồi, những phần vốn còn lại chủ yếu là cắt lỗ”.

Theo ông Tiến, thực sự, có cả những dự án đầu tư ngoài ngành chưa có hiệu quả nên khó thoái vốn, bởi nhà đầu tư nhìn thấy có tiềm năng phát triển thì mới mua. Một số trường hợp thoái vốn chậm là do nghẽn ở việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khi cơ quan chức năng vào cuộc thì nhà đầu tư sẽ từ từ nghe ngóng chứ chưa dám mua.

Một nguyên nhân khác nữa khiến nhiều DN bán vốn không thành công còn do công tác tư vấn cổ phần hóa chưa đạt chất lượng. Một số phương án cổ phần hóa có nội dung như chép sách giáo khoa…

Báo cáo Chính phủ lộ trình bán tiếp vốn nhà nước tại DN

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN những tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đề nghị các bộ, ngành khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, quản lý và hoạt động của DNNN một cách đồng bộ, phù hợp với quy định của các luật hiện hành. Đồng thời trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành đúng tiến độ các cơ chế, chính sách, đề án về sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu DNNN theo kế hoạch đã đề ra.

Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại DNNN để rà soát, bổ sung danh sách doanh nghiệp cần cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý III/2016.

Trước mắt trong tháng 7 này, các bộ, ngành, địa phương, DNNN lập danh sách những doanh nghiệp đã cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu nhưng số cổ phần bán được chưa đạt tỷ lệ theo phương án đã được phê duyệt và đề ra lộ trình tiếp tục bán vốn nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời theo thẩm quyền chỉ đạo tiếp tục bán vốn nhà nước theo lộ trình đã đề ra.

Cùng với đó là triển khai thực hiện các Phương án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 - 2020; sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hoàn thành việc rà soát đất đai, đo đạc, cắm mốc, xây dựng phương án sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, cần rà soát các đơn vị hiện có đủ điều kiện để cổ phần hóa theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Căn cứ tiêu chí, phân loại, xây dựng Danh mục sắp xếp, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý III.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 35/NQ-CP, gồm: Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; Bảo vệ quyền và lại ích hợp pháp của doanh nghiệp. Ngay trong tháng 7 này, hoàn thành việc ban hành Chương trình hành động thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Hoàng Lâm

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap