【tphcm vs bình định】Cơ hội cho Thủ tướng Đức thêm nhiệm kỳ thứ 4 ?

Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Đảng Dân chủ xã hội (SPD) đã đạt được đột phá trong đàm phán hôm 12-1.

Bà Angela Merkel và các lãnh đạo CSU Horst Seehofer (trái),ơhộichoThủtướngĐứcthmnhiệmkỳthứtphcm vs bình định lãnh đạo SPD Martin Schulz (phải) họp báo sau cuộc đàm phán tại trụ sở SPD ở Berlin. Ảnh: REUTERS

Thỏa thuận đạt được giữa các đảng và lãnh đạo nghị viện tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán chi tiết diễn ra trong những tuần tới, giúp hóa giải tình trạng bấp bênh ít nhiều ảnh hưởng tới vai trò của Đức trong các vấn đề quốc tế cũng như dấy lên những nghi vấn về thời gian tại vị của bà Merkel.

Bị suy yếu sau kết quả tổng tuyển cử hồi tháng 9, bà Merkel phải quay sang SPD để hồi phục “đại liên minh” sau khi đổ vỡ đàm phán liên minh ba bên với Đảng Dân chủ Tự do (FDP) và Đảng Xanh hồi tháng 11-2017. Trước đó, sau cuộc bầu cử hồi tháng 9-2017 với kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 1993, SPD tuyên bố sẽ trở thành phe đối lập. Tuy nhiên, lãnh đạo SPD đã thay đổi quyết định sau khi có sự can thiệp của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.

Vốn là nền kinh tế lớn nhất châu Âu với tầm ảnh hưởng sâu rộng, Đức giữ vai trò quan trọng đối với vận mệnh của khu vực. Các đối tác của Berlin cũng mong mỏi một chính phủ mới của Đức ra đời để lèo lái các cuộc đàm phán Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu), cũng như thúc đẩy cải tổ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) và các sáng kiến ngoại giao Liên minh châu Âu.

Bà Merkel khẳng định mong muốn thành lập một Chính phủ ổn định trong những năm tới: “Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo đã nhất trí thông qua văn kiện này. Đây là kết quả các cuộc đàm phán thăm dò, với sự tham dự của nhiều thành phần và dựa trên những cơ sở rộng rãi. Chúng tôi sẽ khuyến nghị đảng sớm thông qua để có thể bắt đầu các cuộc đàm phán thành lập Chính phủ ổn định”.

Bản thỏa thuận về nguyên tắc dài 28 trang này xác định những đường hướng, cũng như mục tiêu chính của Chính phủ liên minh trong tương lai và mở đường cho các cuộc đàm phán chi tiết về chính sách sẽ theo đuổi. Một tiến trình dự kiến mất nhiều tuần.

Trong lúc này, hai đảng phái chính trị chủ yếu tập trung vào vấn đề châu Âu. Trước báo chí, Thủ tướng Merkel và lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Martin Schulz cam kết đóng góp cho “một sự khởi đầu mới của châu Âu” cùng với nước Pháp, trong bối cảnh Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với nhiều sóng gió, sau quyết định của Anh rời khối và sự nổi lên của các xu hướng dân túy tại châu lục.

Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Schulz nói: “Tôi muốn nói rằng, chương châu Âu trong văn kiện sẽ góp phần tạo ra một sự khởi đầu mới cho châu Âu. Đức sẽ giữ vững vai trò của mình tại châu Âu nếu Chính phủ tiếp theo được thành lập trên cơ sở những tài liệu này.

Liên quan đến chính sách nhập cư, một điểm gây bất đồng sâu sắc trong các cuộc đàm phán, hai bên cũng nhất trí hạn chế số lượng người xin tị nạn tại nước này hàng năm xuống khoảng từ 180.000-220.000 người, theo mong muốn của liên đảng bảo thủ.

Trong giai đoạn 2015-2016, Đức tiếp nhận hơn 1 triệu người xin tị nạn. Đây cũng chính là điều khiến người đứng đầu Chính phủ Đức hứng chịu nhiều chỉ trích thời gian qua và cũng là cơ hội cho phe cực hữu tranh thủ sự ủng hộ của cử tri.

Tuy nhiên, bất chấp thỏa thuận về nguyên tắc vừa đạt được, mọi việc tại nước Đức vẫn chưa ngã ngũ khi văn kiện còn phải được 2 đảng thông qua. Đối với Đảng Dân chủ Xã hội, thỏa thuận sẽ phải vượt qua được Đại hội đảng bất thường vào ngày 21-1 tới, trong khi hiện trong đảng vẫn còn nhiều ý kiến hoài nghi về khả năng quay lại thời kỳ đại liên minh trước đây.

Theo kết quả một cuộc thăm dò công bố trên nhật báo Handelsblatt mới đây, đa số người dân Đức (56%) cho rằng, Thủ tướng sẽ phải rời vị trí trước khi kết thúc nhiệm kỳ có thể sắp tới. Trong trường hợp lạc quan nhất, Chính phủ mới sẽ được thành lập từ nay đến cuối tháng 3.

LONG TẤN tổng hợp