【hoàng anh gia lai – bình định】Niềm tin sẽ đưa Nhật trở thành nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam
Bên lề hội nghị Thượng đỉnh G20,ềmtinsẽđưaNhậttrởthànhnhàđầutưsốvàoViệhoàng anh gia lai – bình định sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Nhật Bản.
Thủ tướng gặp mặt các DN công nghệ hàng đầu Nhật Bản. Ảnh: Phạm Tuấn |
Đối tác công nghệ tin cậy
Niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng, Việt Nam và Nhật Bản đã có niềm tin lâu dài, làm sao để hai nước trở thành đối tác chiến lược về chuyển đổi số là những vấn đề được Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đặt ra trong phát biểu khai mạc.
Bộ trưởng nhấn mạnh, khi thế giới đang đi tìm niềm tin thì Việt Nam và Nhật Bản đã có một niềm tin vững chắc là niềm tin của Chính phủ, DN và nhân dân 2 nước. Đây là tiền đề quan trọng nhất để các DN Nhật Bản và Việt Nam hợp tác.
Trong bối cảnh mà công nghệ số, kinh tế số đang làm thay đổi kinh tế toàn cầu, năm 2019 Việt Nam sẽ tuyên bố các Chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược Make in Viet Nam- sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Các chiến lược này sẽ mở ra cơ hội hợp tác to lớn cho các DN Nhật Bản.
Chính phủ Việt Nam mong muốn mời các DN Nhật Bản đến Việt Nam để đầu tư công nghệ, sản xuất tại Việt Nam, hợp tác với Việt Nam để Make in Viet Nam, từ đó tạo dựng các DN Việt, cùng Nhật đi ra toàn cầu. Đồng thời, trong quá trình chuyển đổi số các DN công nghệ Việt Nam có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ số cho Nhật Bản.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, cơ hội là rất lớn, và câu hỏi sẽ là: Làm sao để Việt Nam và Nhật Bản trở thành đối tác công nghệ tin cậy của nhau trong kỷ nguyên số.
Mở đầu buổi đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu với các DN Nhật Bản: Việt Nam có dân số trẻ, tạo nên thị trường tốt, thiết lập quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới. Ngày 30/6 Việt Nam ký EVFTA, như vậy trong số G20 có 15 nước ký FTA với Việt Nam.
Trong số 130 quốc gia đầu tư vào Việt Nam thì Nhật Bản là đối tác đầu tư lớn. Kinh tế số đang trở thành xu hướng, chiến lược chuyển đổi số đang được Việt Nam xây dựng với mục tiêu trở thành trung tâm an ninh mạng của ASEAN.
Đại diện DN Nhật Bản nêu nhiều vấn đề tại đối thoại. Ảnh: Phạm Tuấn |
Tạo điều kiện để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư
Quan tâm về lĩnh vực giao thông, ông Hydaka, đại diện Yamahamoto với kinh nghiệm 20 năm đầu tư ở Việt Nam mong được tiếp tục hợp tác kinh doanh. Ông bày tỏ sự lo lắng khi nghe về các quy định cấm xe máy. Ông cho rằng xe máy là phương tiện đi lại quan trọng của người Việt, nếu cấm phải có giải pháp và sẵn sàng hợp tác. Ông cũng băn khoăn về xe máy/xe đạp điện đang phát triển mạnh nhưng nảy sinh vấn đề an toàn. Nhiều người muốn sử dụng nhưng Chính phủ có hỗ trợ gì không?
Ông Takasuna, phó phụ trách Fujitsu, một trong những tập đoàn vào VN sớm, cho biết tập đoàn đang thực hiện các giải pháp tích hợp hệ thống cho cơ quan nhà nước. Để làm IT cần có nhân sự sắc bén về AI, IOT... nhân lực ko thể thiếu, Fujitsu rất mong Việt Nam có giải pháp về nhân sự.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu với các doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh: Phạm Tuấn |
Đại diện của hãng Mazda đặt vấn đề: Việt Nam đã tham gia CPTPP trước một số nước, Chính phủ chú trọng lĩnh vực nào và Nhật Bản sẽ ở đâu trong kế hoạch đó?
Ông Niscodi đại diện Toshiba cho biết, là cứ điểm quan trọng của hãng, Việt Nam có chiến lược gì trong kết hợp Chính phủ, DN và khoa học trong phát triển nguồn nhân lực.
Đại diện các hãng Daikin, Hitachi Tokyo Electric Power, Nidex có cùng nguyện vọng tham gia xây dựng hạ tầng ở Việt Nam từ điện lực, viễn thông 5G, dữ liệu lớn, e-money để thực hiện thanh toán vé xe buýt, chi trả bảo hiểm xã hội...
Công ty Nidex phàn nàn còn mất nhiều thời gian xin cấp giấy phép, khi xin còn phải đệ trình kế hoạch trung và dài hạn trong khi tốc độ phát triển và thay đổi trong kinh doanh rất nhanh.
Ông Okada đến từ tập đoàn Aeon cho biết đã đầu tư trung tâm thương mại tại Hà Nội và TP.HCM và sẽ đầu tư tại các thành phố lớn. Tập đoàn muốn sản xuất nông sản để xuất khẩu vào Nhật, phối hợp với DN Việt để cải tạo giống cây cho phù hợp với Nhật.
Thủ tướng chụp ảnh với các doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh: Phạm Tuấn |
Trước các đại diện tập đoàn Nhật Bản, Thủ tướng hoan nghênh các DN đã đầu tư và thành công ở Việt Nam.
Giải đáp vấn đề xe máy đô thị, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã quá tải vì xe máy quá nhiều, DN Nhật Bản nên hợp tác với Việt Nam để giải quyết.
Về nguồn nhân lực, Thủ tướng trả lời, Việt Nam có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế đảm vảo số lượng và chất lượng. Nhân lực đủ trình độ làm AI, IOT, blockchain... và mong Nhật Bản hợp tác, hỗ trợ đào tạo.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ Chính phủ, DN và học thuật trong chiến lược phát triển nhân lực, coi đây là quan hệ chủ chốt.
Thực hiện CPTPP, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục triển khai mạnh mẽ lợi thế mua sắm chính phủ. Nhật Bản mạnh trong nhiều lĩnh vực công nghệ, thiết kế... có thể xâm nhập sâu hơn vào Việt Nam. CPTPP và EVFTA cũng sẽ giúp đưa Nhật trở lại nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.
Giải đáp thủ tục giấy phép, Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng đơn giản hoá thủ tục thẩm định cấp phép xây dựng. Ngược lại, Thủ tướng cũng đề nghị các DN Nhật Bản đẩy nhanh đầu tư vào khu công nghệ cao Hoà Lạc.
Kết thúc buổi gặp mặt, Thủ tướng cho rằng những đóng góp của DN Nhật Bản là hết sức thiết thực với Việt Nam. Chính phủ sẽ tạo điều kiện để DN Nhật Bản đầu tư, trở thành số 1, nhất là đầu tư trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
Thủ tướng trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” giữa Việt Nam-Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển mới rất tốt đẹp.