FDI tăng kỷ lục
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT),ăngtrưởngmạnhnhấttrongnăbayern munich chuyển nhượng tính từ đầu năm đến 20/12, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới tăng thêm góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là kết quả được đánh giá vượt kỳ vọng của Việt Nam và là mức tăng trưởng mạnh nhất trong 10 năm qua.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, chuyên gia về đầu tư nước ngoài, mức tăng trưởng của thu hút FDI năm 2017 có ý nghĩa kép, trước hết, điều đó cho thấy dù một số điều kiện chưa được như kỳ vọng như Hiệp định TPP đang trì hoãn, Hiệp định EVFTA đang dừng lại ở ký kết nhưng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, điều này rất đáng mừng. Năm APEC 2017 được đánh giá là một trong những động lực mới thúc đẩy sự hợp tác trong phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là thúc đẩy nguồn vốn FDI nói riêng.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng này có sự đóng góp lớn của hoạt động mua bán sáp nhập (M&A). Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh hoạt động nhà đầu tư nước ngoài mua bán cổ phần của các DN Việt một mặt là do các nhà đầu tư nhận thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam tốt hơn, mặt khác bản thân các DN Việt Nam đã lớn mạnh, do đó các nước sẵn sàng mua cổ phần, liên kết với các DN này. “Nếu nội tại các DN không mạnh thì sẽ không có sự tăng trưởng trong hoạt động M&A”, ông Nguyễn Văn Toàn nhấn mạnh.
Lực hút từ môi trường đầu tư
Các chuyên gia cũng cho rằng, bên cạnh nhân tố chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết, một sự bảo đảm xuyên suốt để thúc đẩy nhà đầu tư quốc tế gia tăng đầu tư vào Việt Nam, thì môi trường đầu tư thông thoáng hơn dưới sự điều hành của Chính phủ chính là động lực thu hút nguồn vốn FDI trong thời gian qua.
Chuyên gia Nguyễn Văn Toàn khẳng định, một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy FDI năm 2017 đạt kết quả ấn tượng xuất phát từ quyết tâm của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó có việc cắt giảm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng như sự quyết liệt của Chính phủ trong việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh đã tạo ra những cải cách đáng kể. Bên cạnh đó, việc cải thiện môi trường đầu tư của các địa phương cũng khá hơn rất nhiều.
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài cũng cho rằng, các tổ chức quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới đã đánh giá rất tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, trong đó, có những đánh giá cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm lực về đổi mới sáng tạo khá nhất, thuộc tốp đầu trong các nước Asean. GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh, từ tháng 4/2016, ngay từ khi mới ra mắt Chính phủ nhiệm kỳ mới, Chính phủ đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều để đạt được mục tiêu là Chính phủ kiến tạo, hành động và phục vụ DN, tinh thần này lan tỏa đến bộ trưởng các bộ, từng lãnh đạo địa phương, yêu cầu họ phải hành động nhiều hơn, làm thế nào để môi trường đầu tư kinh doanh giúp cho các DN trong và ngoài nước có điều kiện đầu tư tốt hơn. Và đây chính là lý do thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam nhiều hơn.
Cho rằng năm 2017 thu hút FDI của Việt Nam đạt con số kỷ lục với 35,88 tỷ USD đăng ký và 17,5 tỷ USD thực hiện, tuy nhiên, GS. Nguyễn Mại có những hàm ý cho Việt Nam khi chia sẻ câu chuyện thu hút FDI từ quốc gia láng giềng Indonesia, một trong những nước có thành tích cao trong thu hút FDI.
“Tôi thích cách tiếp cận của Tổng thống Indonesia đối với vấn đề thu hút FDI. Ông ấy nói cần coi môi trường đầu tư của Indonesia là quốc thể, là tự trọng của dân tộc, cho nên đích thân ông ấy thúc đẩy các bộ, ngành địa phương cải thiện môi trường đầu tư. Với những dự án trên 70 triệu USD vào những ngành ưu tiên, đích thân Tổng thống sẽ trực tiếp chỉ đạo để việc cấp giấy phép được nhanh chóng nhằm thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư này”, GS. Nguyễn Mại cho biết.
Đánh giá thêm về bức tranh thu hút FDI 2017, ông Nguyễn Văn Toàn cho rằng, có hai điều cần lưu ý. Trước hết là việc đầu tư từ Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian qua, đến nay, Trung Quốc là quốc gia xếp thứ 4 trong số các quốc, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư trong năm 2017 khoảng hơn 2 tỷ USD. Trung Quốc cũng đang thể hiện việc muốn đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, bằng chứng là đã có nhiều phái đoàn Trung Quốc đã đến Việt Nam để xúc tiến vấn đề này. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Toàn cho rằng, với nguồn vốn đầu tư từ quốc gia này, chúng ta cần lưu ý vấn đề chất lượng. Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra là vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam còn hạn chế so với kỳ vọng và so với quan hệ Việt - Mỹ, chúng ta cần tìm câu trả lời cho câu hỏi này.