Theốcsẽtrởthànhthịtrườngbánlẻlớnnhấtthếgiớitrongnămtớtỷ lệ bóng đá mexicoo kết quả này, quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất toàn cầu.
Những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại, nhưng tốc độ vẫn cao hơn so với các nước khác trên thế giới. “Các hãng bán lẻ trên thế giới vẫn không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc. Dự kiến, doanh thu bán lẻ hàng năm của “tân quán quân” kinh tế thế giới này sẽ tăng trung bình 8,7% trong vòng hai năm tới”, theo trích dẫn từ báo cáo nói trên.
Trung Quốc hiện chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới. Sự gia tăng của thị trường tiêu dùng Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng, nhờ mức lương cao hơn, đô thị hóa bùng nổ và tiêu chuẩn sống được cải thiện. Công ty nghiên cứu thị trường McKinsey ước tính đến năm 2022, có tới 75% cư dân của Trung Quốc sẽ được phân loại là tầng lớp trung lưu, so với chỉ 4% trong năm 2012.
Các doanh nghiệp toàn cầu tất nhiên không thể bỏ lỡ cơ hội này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đạt 128 tỷ USD trong năm 2014, lần đầu tiên vượt qua Hoa Kỳ kể từ 10 năm trở lại đây. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), vào tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nếu tính theo sức mua, khi GDP nước này đạt 17,6 nghìn tỷ USD so với mức 17,4 nghìn tỷ USD của Mỹ.
Tuy nhiên, một số quan ngại đang dấy lên vì GDP Trung Quốc chỉ tăng 7,4%, mức tăng trưởng chậm nhất từ năm 1990. Nhưng theo PwC và EIU, mối lo này đã bị thổi phồng. Họ cho biết: “Đúng là Trung Quốc đang phát triển chậm lại. Nhưng so với phương Tây, tăng trưởng GDP của nước này vẫn rất đáng ghen tỵ”. Để so sánh, GDP của Mỹ chỉ tăng 2,4% trong năm 2014.
Ngoài ra, PwC và EIU cũng cảnh báo những nhà bán lẻ tại Trung Quốc phải sớm tính toán lại chiến lược, khi mà các kênh thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trong khi người tiêu dùng ở đây thuộc số những người tích cực nhất trên thế giới về công nghệ di động và các phương tiện truyền thông xã hội.
Bản báo cáo còn kỳ vọng về một sự bùng nổ trên phạm vi toàn châu Á. Doanh số bán hàng của châu lục này dự đoán đạt 10,3 nghìn tỷ USD năm 2018, gấp đôi so với con số 5 nghìn tỷ USD của Bắc Mỹ. Sau Trung Quốc, quốc gia tăng trưởng mạnh nhất là Ấn Độ với doanh thu thuần bán hàng dự kiến tăng 6,6% vào 2018, tiếp theo là Việt Nam và Philippines ./.
Ngọc Vũ (theo CNBC)