【kết quả koln】Nối dài đường cao tốc trục ngang

Gói thầu xây lắp số 02,ốidiđườngcaotốctrụkết quả koln Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng giai đoạn 1 đã khởi công, mở ra nhiều triển vọng mới, đưa Hậu Giang cất cánh.

Gói thầu xây lắp số 02 chính thức khởi công.

Đồng lòng thực hiện

Là trường hợp bị ảnh hưởng đường dẫn cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng, giai đoạn 1 dù phải rời đi để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công nhưng ông Đào Văn Chính, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, vẫn vui vẻ, bởi đó là trách nhiệm vì sự phát triển của quê hương.

“Gia đình chúng tôi được thông tin về dự án rất rõ ràng và cụ thể. Mức giá đền bù dự án cũng hợp lý, tôi rất hài lòng với mức giá bồi thường và sự hỗ trợ của chính quyền đối với gia đình tôi. Đường cao tốc đi qua người dân rất phấn khởi, đường sá thông thương việc đi lại, mua bán cũng dễ dàng”, ông Chính bộc bạch.

Dự án thành phần 3 được Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho tỉnh Hậu Giang làm cơ quan chủ quản để thực hiện dự án, với chiều dài 37km, có 1.150 hộ dân bị ảnh hưởng, diện tích đất thu hồi 260ha. Đây là dự án quan trọng quốc gia đầu tiên giao tỉnh Hậu Giang làm cơ quan chủ quản nên trong tổ chức thực hiện, địa phương gặp những khó khăn thách thức nhất định. Nhưng với quyết tâm chính trị, với tinh thần quyết liệt, không ngại khó, không ngại khổ, tỉnh đã nỗ lực hoàn thành vượt tiến độ nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. Qua đó, tỉnh đã tổ chức khởi công gói thầu xây dựng số 01 vào ngày 17-6 vừa qua. Đến ngày 29-11-2023, chủ đầu tư tiếp tục hoàn thành các thủ tục, đủ điều kiện để khởi công còn lại gói thầu xây dựng số 02 của dự án.

Cao tốc trục ngang hoàn thành mở ra nhiều triển vọng mới cho Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Việc khởi công Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng giai đoạn 1 là sự kiện quan trọng, là một trong những bước ngoặt đánh dấu sự phát triển về kết cấu, cơ sở hạ tầng của tỉnh, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi, để tạo lợi thế cho huyện Phụng Hiệp xây dựng kế hoạch phát triển trên tất cả các lĩnh vực, rà soát, tập trung đầu tư nâng cao hệ thống giao thông trên địa bàn để kết nối thông suốt với các tuyến đường cao tốc thông qua các nút giao, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải, năng lực cạnh tranh, tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác, phát triển. Mở rộng cơ hội để huyện thu hút đầu tư, nhất là tập trung đầu tư công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch…

“Chúng tôi sẽ phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, giải phóng mặt bằng, làm tốt công tác vận động quần chúng, giải quyết tất cả các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dự án thi công, hoàn thành đúng tiến độ”, ông Lê Như Lê thông tin.

Sát cánh cùng nhà thầu

Ông Mai Văn Tân, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh, cho biết: Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án, Sở Giao thông Vận tải sẽ quyết liệt, phấn đấu, tập trung cao độ để làm tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư, huy động mọi nguồn lực triển khai thực hiện dự án để đảm bảo chất lượng, tiến độ theo Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh. Đến nay đã hoàn thành toàn bộ công tác chuẩn bị đầu tư và bước vào giai đoạn thi công của dự án. Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ngành và địa phương, đặc biệt là sự ủng hộ đồng tình của Nhân dân trong phạm vi dự án.

Trong chặng đường tiếp theo còn nhiều khó khăn, thay mặt chủ đầu tư, ông Mai Văn Tân kiến nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư triển khai hoàn thành dự án. Kiến nghị Nhân dân chia sẻ và tiếp tục đồng tình ủng hộ dự án vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; tiến tới xây dựng tỉnh Hậu Giang trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSCL.

Ngoài ra, ông Mai Văn Tân đề nghị phía nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị tư vấn thiết kế khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từng hạng mục của dự án; bố trí nhân lực, máy móc thiết bị phục vụ tốt việc thi công theo kế hoạch đề ra; thực hiện chặt chẽ quy trình về kỹ thuật theo quy định. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để có giải pháp xử lý hiệu quả các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Để việc triển khai thực hiện dự án được thuận tiện, đạt tiến độ đề ra, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương và kêu gọi Nhân dân có dự án đi qua tiếp tục hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhà thầu thực hiện thi công dự án, sớm đưa dự án vào khai thác, sử dụng để từng bước hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông của tỉnh; giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước và trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; tạo làn sóng mới trong thu hút đầu tư, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững. Trở thành nền tảng vững chắc để thực hiện thành công Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy là đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và đô thị.

“Yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị tham gia dự án phải có kế hoạch, tiến độ cụ thể triển khai từng hạng mục theo từng tháng; bám sát tiến độ theo Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, có giải pháp xử lý ngay các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Đặc biệt, phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của đường cao tốc, công tác triển khai phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra”, ông Đồng Văn Thanh nhấn mạnh.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng giai đoạn 1 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với vùng ĐBSCL. Sau khi dự án hoàn thành cùng với tuyến đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hình thành 2 trục đường Bắc Nam - Đông Tây kết nối Hậu Giang với các tỉnh trong khu vực và cả nước, góp phần phát triển phương thức vận tải bền vững hiện đại; cải thiện năng lực cạnh tranh của Quốc gia nói chung và của vùng ĐBSCL nói riêng. Dự án sẽ tái cơ cấu và tạo ra không gian, nguồn lực mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong tương lai gần, dự án là nền tảng để các tỉnh trong khu vực kết nối với cảng biển quốc tế Trần Đề để xuất khẩu hàng hóa trực tiếp đi các nước trên thế giới.

 

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN