Trong danh sách 19 tỉnh,Đếngiảingângầntỷtronggóitáicấpvốntỷđồtỷ số bồ đào nha khu vực phía bắc có: Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La; miền Trung và Tây Nguyên có: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Bình Thuận; các tỉnh miền Nam gồm: Vĩnh Long, An Giang và Hậu Giang.
Số tiền giải ngân trong đợt này là 56 tỷ đồng từ gói hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo đó, tổng số tiền Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho người sử dụng lao động để trả lương cho người lao động tính đến ngày 30/7 là trên 99 tỷ đồng.
Theo tổng hợp, đến ngày 29/7/2021, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhận được 171 hồ sơ đề nghị vay vốn từ người sử dụng lao động, với số tiền gần 111,2 tỷ đồng để trả lương 30.906 lượt người lao động.
Trong đó, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phê duyệt 125 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền trên 99 tỷ đồng, để trả lương cho 29.619 lượt người lao động.
Gói tái cấp vốn 7.500 tỷ đồng thực hiện theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Quyết định 23 sau đó được cụ thể hóa hơn ở Thông tư số 10/2021/TT-NHNN ngày 21/7/2021. Lãi suất vay ưu đãi được quy định là 0%, không cần tài sản đảm bảo.
Theo Quyết định 23, người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc khi có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022.
Ngoài ra, người sử dụng lao động được cũng vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn từ tháng 5/2021 đến hết tháng 3/2022 nếu có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh./.
Chí Tín