【espanyol – valladolid】Hà Nội: Các cơ sở sản xuất "vùng xanh" tất bật sản xuất trở lại
TPHCM: Người dân “vùng xanh” đi chợ phải tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 | |
Chính phủ yêu cầu giữ vững “vùng xanh”,àNộiCáccơsởsảnxuấtquotvùngxanhquottấtbậtsảnxuấttrởlạespanyol – valladolid “xanh hóa vùng vàng, thu hẹp vùng đỏ” | |
Mở cửa “vùng xanh” |
Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc (thị trấn Phùng, Đan Phượng). Ảnh Đình Tuệ. |
Những ngày này, tại nhiều huyện, thị xã “vùng xanh” theo Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội, không khí tất bật sản xuất đã trở lại. Hiện công nhân của Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Qúy (Đan Phượng) với diện tích khoảng 5ha, mỗi ngày thu hoạch khoảng hơn 2 tạ rau các loại. Nguồn rau của hợp tác xã cung cấp cho 16 trường mầm non trên địa bàn huyện Đan Phượng và một số nhà hàng trên địa bàn TP Hà Nội. Sau khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, rau sản xuất bị ứ đọng, không tiêu thụ được, công nhân phải nghỉ việc nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của hợp tác xã.
Từ khi huyện Đan Phượng và nhiều quận huyện trên địa bàn TP được công nhân là “vùng xanh”, rau của hợp tác xã đã có nguồn tiêu thụ, những công nhân của hợp tác vui mừng vì được đi làm trở lại và có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Bà Đặng Thị Cuối, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết: “Hiện công nhân của chúng tôi đang cải tạo lại một số ruộng rau để tái sản xuất để kịp thời cung cấp cho các khách hàng đã ký hợp đồng. Tới đây, khi mọi việc ổn định, chúng tôi lại đưa ra thị trường mỗi ngày 2 tạ rau củ các loại”.
Tại huyện Thạch Thất, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ cũng đã hoạt động trở lại. Ông Kiều Văn Mạo, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Nội thất Dream House Việt Nam chia sẻ, khi huyện Thạch Thất trở về “vùng xanh” công nhân của công ty bắt tay vào sản xuất. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, với những đơn hàng ở các tỉnh lân cận và những “vùng xanh” Hà Nội, công ty tổ chức cho công nhân đi xét nghiệm PCR, sau khi có kết quả xét nghiệm công nhân mới được triển khai thi công lắp đặt các công trình.
"Còn đối với đơn hàng ở “vùng đỏ”, chúng tôi liện hệ với khách hàng ký hợp đồng theo hình thức online và thiết kế thi công tại xưởng. Khi nào các “vùng đỏ” trở về “vùng xanh”, chúng tôi sẽ cho công nhân tiến hành đi lắp đặt tại các công trình. Hiện tại, hiện tại công nhân của chúng tôi chủ yếu sản xuất tại xưởng chờ ngày đi lắp đặt cho khách hàng”, ông Kiều Văn Mạo cho biết.
Hiện nhiệm vụ hàng đầu của các quận huyện trên địa bàn TP Hà Nội là phục hồi sản xuất kinh tế và đảm bảo an toàn phòng chống dịch để sớm ổn định lại cuộc sống cho người dân. Do đó, công tác xét nghiệm, tiêm vắc xin cho người dân và các công nhân trong các nhà máy, khu công nghiệm luôn được các quận, huyện chú trọng.
Theo ông Nguyễn Thạc Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, để đảm bảo an toàn sản xuất, huyện đã ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 cho các lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời, huyện cũng thực hiện xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng để sàng lọc F0 ra khỏi cộng đồng để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tổ chức phục hồi sản xuất.
Được biết, hiện huyện Đan Phượng có 159 doanh nghiệp đang hoạt động theo phương án sản xuất đã được phê duyệt, với 8.433 công nhân, người lao động. Trong đó, có 8 doanh nghiệp đang thực hiện phương án sản xuất 3 tại chỗ; 136 doanh nghiệp thực hiện một cung đường hai điểm đến; 13 doanh nghiệp kết hợp hai phương án 3 tại chỗ với 1 cung đường 2 điểm đến.
Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và duy trì sản xuất, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Đan Phượng thường bố trí 2-3 ca mỗi ngày để hạn chế việc tập trung đông người. Tại vị trí ra vào, doanh nghiệp đều bố trí kiểm soát người ra vào, công nhân và người lao động thực hiện tốt thông điệp 5K.
Từ 12h00 ngày 16/9/2021, Thành phố Hà Nội cho phép cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống của 19 quận, huyện, thị xã (Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ) được mở cửa, với điều kiện bắt buộc là phải tạo điểm quét QR code để khách đến mua hàng khai báo. |