Giờ học của học sinh tiểu học huyện Nam Đông
Thuận lợi trong quá trình triển khai dự án là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy là người dân tộc biết tiếng Cơ tu,áttriểnngônngữviếtchohọcsinhtiểuhọcCơtuPaKôvàTàôfabet 88 Pa Kô, Tà Ôi và có kinh nghiệm trong dạy học, gần gũi và hiểu biết về văn hóa, tập quán của đồng bào tại địa phương đang công tác. Giáo viên và cán bộ quản lý tham gia giảng dạy được tập huấn kỹ năng và phương dạy ngôn ngữ viết tiếng Cơ tu, Pa Kô, Tà Ôi.
Học sinh được chọn tham gia dự án là học sinh đã biết nói tiếng Cơ Tu, Pa Kô, Tà Ôi (tiếng mẹ đẻ) và đã biết đọc, viết Tiếng Việt. Các trường được chọn tham gia dự án có 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Trang thiết bị dạy học, tài liệu học tập và kinh phí hoạt động được cấp đầy đủ theo thỏa thuận của Dự án.
Hội nghị đã chỉ ra những khó khăn trong quá trình triển khai: Dạy ngôn ngữ viết tiếng dân tộc là nội dung mới đối với giáo viên và đặc biệt là với học sinh người dân tộc nên chưa có tài liệu và kinh nghiệm giảng dạy. Sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh còn gặp khó khăn do phụ huynh là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn và còn rào cản về ngôn ngữ giao tiếp.
Sự quan tâm, chăm sóc con em, học tập của cha mẹ học sinh chưa nhiều. Một số từ, cách phát âm người dân tộc của địa phương huyện Nam Đông khác cách phát âm của người dân tộc của địa phương A Lưới, hoặc ở mỗi xã có khác nhau.
Cách phát âm nhiều từ của người dân tộc Cơ Tu A Lưới khác với âm chuẩn trong tài liệu dạy học, nhiều từ của ngôn ngữ Cơ Tu đã bị “lai” từ ngôn ngữ Pa Cô nên trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh còn lúng túng. Đa số học sinh đã quen cách ghép âm vần tiếng Việt nên trong quá trình viết chữ Cơ Tu còn sai sót.
Từ năm học 2021-2022, số học sinh tham gia học ngôn ngữ viết Cơ Tu đã hoàn thành chương trình Tiểu học chuyển lên học trường THCS nên khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu, công tác vận động học sinh dẫn đến tỉ lệ chuyên cần nhiều buổi học chưa đảm bảo.
Tin, ảnh: Huế Thu