【kqbd dortmund】Thực hiện biện pháp mạnh, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan vừa gửi tới các vị đại biểu Quốc hội báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (chiều 15/8).
Khai thác IUU là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất
Hoạt động khai thác,ựchiệnbiệnphápmạnhchấmdứttìnhtrạngtàucákhaitháchảisảnbấthợpphákqbd dortmund bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản là nội dung nằm trong nhóm vấn đề được chọn để chất vấn người đứng đầu ngành nông nghiệp.
Theo Bộ trưởng, các hành vi vi phạm khai thác bất hợp pháp (khai thác IUU) là một trong những mối đe dọa nghiêm trọngnhất tới việc khai thác bền vững nguồn tài nguyên sinh vật, nhất làđối với đa dạng sinh học biển.
Bộ trưởng cũng nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc mặc dù tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, quyết liệt chống khai thác IUU và đạt được nhiều kết quả quan trọng được EC ghi nhận đánh giá cao, nhưng đến nay (tháng 7/2023) Việt Nam vẫn chưa gỡ được thẻ vàng.
Đầu tiên là tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp:Từ đầu năm 2023 đến 8/8/2023 tiếp tục xảy ra 26 tàu/166 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan (chưa kể các vụ việc bị Campuchia bắt giữ, xử lý 10 tàu/36 ngư dân), tập trung tại các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang.
"EC khẳng định không gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” nếu không chấm dứt tình trạng này", Bộ trưởng thông tin.
Nguyên nhân tiếp theo là công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong nước, đặc biệt là nhập khẩu còn nhiều tồn tại, bất cập, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc của EC.
Cạnh đó là việc xử lý các hành vi khai thác IUU còn hạn chế, công tác thực thi pháp luật, xử lý, xử phạt các hành vi khai thác IUU tại một số địa phương rất yếu kém, thiếu trách nhiệm và chưa thống nhất, đồng bộ; đặc biệt là vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển…
Theo báo cáo, việc gỡ thẻ vàng đã có những chuyển biến tích cực. EC đã tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao.
Như, quyết tâm chính trị của Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp tốt với các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo và tổ chức triển khai nhiều giải pháp tích cực để chống khai thác IUU; chuẩn bị tốt nội dung, kế hoạch, chương trình làm việc với Đoàn Thanh tra của EC, cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan đảm bảo tính minh bạch, trung thực và khách quan.
Tình hình chống khai thác IUU đã có sự tiến bộ hơn rất nhiều so với đợt thanh tra thực tế lần thứ 2 vào năm 2019, cụ thể như khung pháp lý cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quốc tế về chống khai thác IUU và tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tích cực. Công tác quản lý đội tàu, lắp đặt thiết bị VMS đã có sự chuyển biến tích cực; đã triển khai hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Thực hiện việc kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu theo quy định của Hiệp định PSMA về tổng thể đã có sự cải thiện tốt hơn so với trước.
Thực hiện các biện pháp mạnh ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp
Báo cáo cũng nêu các giải pháp tập trung để tháo gỡ Thẻ vàng. Như, thực hiện các biện pháp mạnh, kiên quyết ngăn chặn, từ nay trở đi không để xảy ra tình trạng tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Theo đó, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển; đặc biệt tại vùng biển giáp ranh, chồng lấn, chưa phân định giữa Việt Nam và các nước có biển liên quan (Malaysia, Indonesia…), các khu vực tập trung nhiều tàu cá hoạt động khai thác hải sản và tại các đảo, cửa sông, cửa lạch, bãi ngang… nơi tiềm ẩn nguy cơ các tàu không đăng ký, không có giấy phép khai thác, không lắp thiết bị VMS… lẩn tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng để tham gia khai thác hải sản bất hợp pháp.
Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến qua các đồn/trạm biên phòng tuyến biển phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản; nếu để xảy ra các trường hợp tàu cá không đủ điều kiện vẫn được xác nhận xuất, nhập bến tham gia hoạt động khai thác thủy sản thì chỉ huy đơn vị đó chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng và trước pháp luật.
Biện pháp tiếp theo là điều tra, xử phạt triệt để các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; trường hợp đủ căn cứ xử lý hình sự, tiến hành điều tra, truy tố theo quy định pháp luật các hành vi cố tình vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài (xóa số đăng ký, sử dụng số đăng ký giả trong nước hoặc của nước ngoài; ngắt kết nối thiết bị VMS hoặc gửi thiết bị VMS trên tàu cá khác…).
Các cơ quan chức năng cùng với Bộ Công an điều tra, xử lý, truy tố hình sự các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, cũng là giải pháp được Bộ trưởng đề cập.
Bộ Công an khẩn trương điều tra, củng cố hồ sơ, đưa ra truy tố, xử lý các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và môi giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép.
Bộ Ngoại giaotăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết, phân định vùng biển chồng lấn, vùng chưa phân định giữa Việt Nam với các nước; xác định ranh giới được phép khai thác hải sản trên các vùng biển nhằm chấm dứt tình trạng tàu cá bị lực lượng chức năng nước ngoài xua đuổi, bắt giữ, xử lý trên vùng biển tiếp giáp với các nước trong khu vực.
Chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài liên hệ với nước sở tại có tàu cá và ngư dân Việt Nam bị bắt giữ, xử lý. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan các bản án của các tàu cá và ngư dân bị bắt giữ cho lực lượng chức năng trong nước điều tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Đối với những trường hợp tàu cá và ngư dân đã và đang bị nước ngoài bắt giữ ở vùng nước lịch sử, các khu vực biển chồng lấn cần có phản ứng kịp thời để đấu tranh thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, nhanh chóng lên tiếng bằng các hình thức khác nhau với các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên quan, báo cáo nêu rõ.