【kèo 1/4 là bao nhiêu】Xuất khẩu quả chuối vào thị trường Trung Quốc: Cách nào để gia tăng thị phần?
Thị trường Trung Quốc tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ Việt Nam Mở cánh cửa chính ngạch đối với trái sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc |
Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu quả chuối từ Việt Nam
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết,ấtkhẩuquảchuốivàothịtrườngTrungQuốcCáchnàođểgiatăngthịphầkèo 1/4 là bao nhiêu tháng 4/2022 trị giá nhập khẩu chủng loại quả chuối (mã HS 0803) đạt 141,7 triệu USD, tăng 15,7% so với tháng 4/2021. Trong 4 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu chủng loại quả chuối của Trung Quốc đạt 477,7 triệu USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Chị Tẩn Thị Vân, bản Sòn Thầu 1, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu mua chuối để xuất khẩu sang Trung Quốc |
Trung Quốc nhập khẩu chủng loại quả chuối nhiều nhất từ thị trường Philippines trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 167,5 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 35,1% tổng trị giá nhập khẩu chủng loại chuối, giảm 4,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dịch bệnh Panama và vấn đề vận chuyển, nên tỷ trọng chủng loại quả chuối của Philippines giảm dần tại thị trường Trung Quốc.
Cảng Thượng Hải là một trong những cảng quan trọng để nhập khẩu chuối từ thị trường Philippines vào Trung Quốc. Mặc dù hoạt động của cảng bình thường trong quá trình phòng ngừa và kiểm soát, nhưng khối lượng container nhìn chung đã giảm, và các thủ tục giao thông cồng kềnh, đã cản trở đến việc nhập khẩu chuối từ Philippines.
Campuchia là thị trường cung cấp chủng loại quả chuối lớn thứ 3 cho Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 101,8 triệu USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện tại, Campuchia thiếu cơ sở làm lạnh cho nông sản và với việc Trung Quốc tăng cường chính sách kiểm dịch, nguồn cung của các khu vực sản xuất trong nước đã dần tăng lên. Trong thời gian tới, xuất khẩu chủng loại quả chuối của Campuchia sang Trung Quốc sẽ không mấy khả quan.
Đáng chú ý, mặc dù Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam, nhưng riêng đối với chủng loại quả chuối Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đạt 139,5 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2022, tăng 66,1% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 29,2% tổng trị giá nhập khẩu, tăng 6,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
Dự kiến trong nửa cuối năm 2022, nhu cầu đối với chủng loại quả chuối tại thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh, tuy nhiên thị trường cung cấp lớn nhất là Philippines đang giảm dần tỷ trọng và thị trường cung cấp lớn thứ 3 là Campuchia dự kiến xuất khẩu chủng loại quả chuối sang Trung Quốc cũng kém khả quan.
Cùng với việc diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm do chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào, chi phí thuê đất và lao động tăng khiến nông dân không muốn trồng chuối. Ảnh hưởng của dịch bệnh Panama cũng khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh. Đây là cơ hội lớn cho thị trường cung cấp chủng loại quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc là Việt Nam.
Cải thiện chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường
Hiện nay, thị trường Trung Quốc mới chỉ cho phép 9 trái cây của Việt Nam bao gồm: xoài, nhãn, chuối, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, thanh long, măng cụt được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Để được nhập khẩu vào Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch như sau: Không đóng lẫn hoặc chứa các loại trái cây khác không được ghi trong Chứng thư/giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; trên bao bì đóng gói phải ghi đầy đủ tên trái cây, xuất xứ, mã số vùng trồng, nhà xưởng đóng gói hoặc mã số doanh nghiệp bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh; không có dư lượng thực vật như sâu bệnh kiểm dịch, đất, nhánh cành, lá mà Trung Quốc cấm nhập cảnh; lượng các chất độc hại được phát hiện không được vượt quá các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe có liên quan của Trung Quốc; Việt Nam đã có thoả thuận, hiệp định với Trung Quốc và phải tuân thủ các yêu cầu liên quan của thỏa thuận, Nghị định thư.
Khi trái cây đến Trung Quốc, nó cần được phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Phần lớn trái cây nhập khẩu đi qua các chợ bán buôn cho các nhà phân phối địa phương và sau đó bán lẻ, mặc dù một số nền tảng lớn hoặc đại siêu thị chăm sóc hàng nhập khẩu và trái cây của họ đi trực tiếp từ cảng đến kệ của họ.
Cửa hàng trái cây, nền tảng thương mại điện tử và cửa hàng tiện lợi là những kênh bán hàng phát triển nhanh nhất cho trái cây. Thương mại điện tử có ưu đãi lớn nhất về trái cây nhập khẩu.
Các đặc điểm thu hút đối với sản phẩm trái cây ở thị trường Trung Quốc là ngoại hình, hương vị và giá cả mặc dù nước xuất xứ và bao bì cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung Quốc là một thị trường quan trọng của Việt Nam đối với trái cây nói chung và trái chuối nói riêng. Trong bối cảnh không còn "zero Covid" Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh rất tốt ngay cả với các nước trong khu vực. Để gia tăng thị phần nhập khẩu của thị trường này, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, cùng với các mặt hàng nông sản, trái cây, quả chuối Việt Nam cũng cần cải thiện chất lượng.
Cục Xuất nhập khẩu cũng khuyến nghị, để đẩy mạnh chủng loại quả chuối vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện chất lượng, cần có mã số vùng trồng, mã đóng gói, nhà máy xử lý...
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy nhận định, Trung Quốc là thị trường lớn, và thị trường ấy phù hợp với nền sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc cũng không còn dễ tính như trước đây, họ tăng cường kiểm soát hàng hoá chặt chẽ hơn; quy định của họ cũng ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặt khác, Trung Quốc muốn tăng cường nhập khẩu chính ngạch, hạn chế nhập khẩu tiểu ngạch. Do đó, muốn xuất khẩu được hàng hoá thuận lợi sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp buộc phải tăng cường xuất khẩu chính ngạch, tập trung làm thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối doanh nghiệp, người dân để cùng nâng cao giá trị nông sản.