Empire777

Kit test Covid-19 "loạn giá", quản lý thị trường "vào cuộc" Giá một số thiết bị y tế tăng cao đột ng lịch thi đấu câu lạc bộ ý

【lịch thi đấu câu lạc bộ ý】Chuyển biến tích cực về hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý thị trường

Kit test Covid-19 "loạn giá",ểnbiếntíchcựcvềhiệuquảhoạtđộngtrongcôngtácquảnlýthịtrườlịch thi đấu câu lạc bộ ý quản lý thị trường "vào cuộc" Giá một số thiết bị y tế tăng cao đột ngột, Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, giám sát hàng nghìn cơ sở, cửa hàng xăng dầu trên cả nước

Xử lý nhiều vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội

Trong Báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phục vụ phiên chất tại Phiên họp thứ 9 của Bộ Công Thương, sau hơn 3 năm thành lập (từ tháng 10/2018) đến nay có thể khẳng định chủ trương của Chính phủ trong việc thay đổi mô hình trước kia của lực lượng QLTT sang mô hình ngành dọc, tập trung thống nhất như hiện nay là đúng đắn.

Chuyển biến tích cực về hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý thị trường
Trong 2 năm 2020-2021, QLTT là lực lượng chủ công trong công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường, đặc biệt các trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19

Cụ thể, lực lượng QLTT toàn quốc đã xây dựng và triển khai nhiều phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội trong thời gian qua. Đặc biệt trong 2 năm 2020-2021, QLTT là lực lượng chủ công trong công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý, đặc biệt là đối với trang thiết bị y tế dùng để bảo vệ sức khỏe phòng, chữa bệnh khi thị trường có biến động về cung cầu, giá hàng hóa do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Đáng chú ý, lực lượng QLTT đã tấn công được vào những điểm nóng, đường dây, ổ nhóm về hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được, điển hình như xử lý tổng kho buôn lậu tại TP. Lào Cai; kiểm tra, xử lý 02 trung tâm thương mại bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Móng Cái, Quảng Ninh; triệt phá các kho hàng giả giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới ở các tỉnh phía Bắc; xử lý hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các tụ điểm tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Một số vụ việc lớn đã được chuyển cơ quan công an như: tạm giữ trên 4 triệu sản phẩm hàng hóa giả mạo trị giá gần 10 tỷ đồng tại Bắc Ninh; vụ việc 21 bãi than lậu ở Hải Dương; tội phạm đối với tế bào quang điện mặt trời trị giá gần 100 tỷ đồng tại Bắc Giang...

Lực lượng QLTT cũng đã tập trung thực hiện Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo đó, tình hình vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tại hầu hết các địa bàn nổi cộm, tình trạng vi phạm đã giảm đáng kể so với trước đây, ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dần được cải thiện.

Trên cơ sở tổng kết Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020, ngày 23/3/2021, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng QLTT tiếp tục ban hành Kế hoạch đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.

Năm 2021, Kế hoạch đã đạt được kết quả tích cực, tổ chức tuyên truyền, tập trung vào hoạt động ký cam kết gần 100.000 cơ sở kinh doanh và đã xử lý 3.498 vụ vi phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc và hàng hoá xâm phạm quyền; xử phạt hành chính trên 100 tỷ đồng. Tình hình vi phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các địa phương cơ bản được kiểm soát; nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về hàng giả có nhiều chuyển biến tích cực.

Tại hầu hết các địa bàn nổi cộm, tình trạng vi phạm đã giảm đáng kể so với trước đây, ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dần được cải thiện.

Đội QLTT kiểm tra tại một cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Lực lượng QLTT cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng loạt các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên cả nước

Đáng chú ý, từ đầu năm 2022, trước những biến động của giá xăng dầu trong nước và quốc tế, lực lượng QLTT cũng nhanh chóng tăng cường, giám sát các loại hình kinh doanh xăng dầu theo từng địa phương, trong đó có các phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm tra đột xuất ngay các đơn vị kinh doanh có dấu hiệu, hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu.

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, từ ngày 28/1/2022 đến nay, lực lượng QLTT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, có phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngừng hoạt động hoặc bán nhỏ giọt đã xác định nguyên nhân, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định. Các cửa hàng ngừng kinh doanh thời gian vừa qua do nhiều nguyên nhân như: do nhu cầu tăng tại nhiều điểm cần cấp xăng dầu trong cùng một thời điểm nên hệ thống xe chuyên chở của các thương nhân cấp hàng không kịp phục vụ; nhiều cửa hàng tiến hành sửa chữa hoặc giải thể không kinh doanh có thông báo với cơ quan quản lý nhà nước; không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng, ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 - chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng nhiễm bệnh...; một số cửa hàng ngừng bán trái phép (đã bị xử lý theo quy định).

Kiểm soát chặt thị trường nội địa và ngay từ tuyến biên giới

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song theo đánh giá của Bộ Công Thương, tình trạng buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn biến phức tạp và chưa thực sự bền vững. Tại nhiều địa bàn, tình trạng bày bán công khai và tái phạm vẫn diễn ra, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, kinh doanh.

Lý giải nguyên nhân, Bộ Công Thương cho rằng, do nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân ngày càng cao, nhưng nền sản xuất của nước ta chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng; xuất phát từ lợi nhuận do buôn lậu, gian lận thương mại mang lại. Ngoài ra, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi, trong khi trang thiết bị của lực lượng thi hành công vụ còn đơn sơ. Lực lượng QLTT chưa đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới; còn có công chức buông lỏng quản lý, chưa chấp hành đúng quy định trong hoạt động công vụ, dẫn đến sai sót trong quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thậm chí phải xem xét trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương xác định cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ . Cụ thể, trong thị trường nội địa, lực lượng QLTT tổ chức thực hiện trên toàn quốc Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025, từ chuyên đề này, các đơn vị thực hiện chia theo từng nhóm mặt hàng, để rà soát đối tượng, phương thức hoạt động, lập phương án kiểm tra, xử lý vi phạm; báo cáo định kỳ và đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu.

Cùng với đó, xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, chuyên đề, kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt là Bộ đội Biên phòng, Hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng ngay từ tuyến biên giới đường biển và đường bộ.

Ngoài ra, chú trọng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường nội địa, nhất là tại các địa bàn trọng điểm như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh....

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo, cơ quan chức năng và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả.

Thực hiện công tác truyền thông, đa dạng về hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về tác hại của hàng giả, hàng kém chất lượng và kêu gọi mọi người không bao che, tiếp tay cho hành vi này.

Trong năm 2022, Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các đề án quan trọng như: Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025; Đề án nâng cao năng lực của cơ quan QLTT trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính; Đề án ứng dụng công nghệ số và kỹ thuật tiên tiến nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm công nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển.

Phối hợp với Bộ, ngành, chính quyền địa phương tăng cường hiệu quả công tác của ngành, đẩy mạnh sản xuất, nhất là sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức hút cạnh tranh trên thị trường, góp phần ổn định sinh kế và thay đổi tập quán tiêu dùng của người dân đối với hàng ngoại, chấp nhận tiêu thụ hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; khuyến khích, vận động người dân tiêu thụ hàng Việt Nam.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap