【số liệu thống kê về f.c. porto gặp benfica】2,6tấn ngà voi nhập lậu chưa được xử lý

26tan nga voi nhap lau chua duoc xu ly

Sản phẩm ngà voi bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện vào tháng 6-2014. Ảnh: T.H.

Dấu hiệu buôn lậu có tổ chức

Từ năm 2012 đến nay, Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện 22 vụ nhập lậu sản phẩm động vật hoang dã, tang vật thu giữ hơn 3 tấn hàng gồm: Ngà voi, các sản phẩm chế tác từ ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê, móng chồn núi… Trong đó, 11 vụ được bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra; 4 vụ tịch thu tang vật còn lại do vướng thủ tục nên đang chờ xử lý.

Theo Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng, động vật hoang dã thuộc Danh mục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites), là mặt hàng quý hiếm, có giá trị cao về kinh tế, đặc biệt là siêu lợi nhuận. Chính vì thế, các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại tìm đủ mọi cách để vận chuyển vào Việt Nam và ngược lại. Từ năm 2012 đến nay, Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện 22 vụ nhập lậu sản phẩm động vật hoang dã, tang vật thu giữ hơn 3 tấn, gồm: Ngà voi, các sản phẩm chế tác từ ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê, móng chồn núi…

Kết quả trên cho thấy, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép sản phẩm động thực vật hoang dã qua biên giới trong thời gian qua trên địa bàn TP.HCM có nhiều diễn biến phức tạp, số vụ và số lượng bắt giữ ngày càng tăng. Qua công tác nắm tình hình và cảnh báo từ Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan và một số đơn vị trên địa bàn TP.HCM cho thấy, có dấu hiệu của một số tổ chức, đường dây có hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép động vật và các sản phẩm động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục Cites từ nước ngoài về Việt Nam, như: Ngà voi, tê tê, sừng tê giác, móng vuốt các loại động vật… Từ Việt Nam xuất đi nước ngoài các mặt hàng: Sản phẩm san hô, sản phẩm da cá sấu, sản phẩm từ cây gió bầu.

Là hàng hóa thuộc diện cấm, nên thủ đoạn cất giấu, phương thức vận chuyển của các đối tượng cũng khá tinh vi. Các đối tượng thường sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh dưới dạng quà biếu, quà tặng, thể hiện tên người gửi và người nhận không rõ ràng; ghi thông tin chung chung… nhằm chối bỏ trách nhiệm nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ. Bên cạnh đó, trong phần thông tin hàng hóa, các đối tượng thường khai báo là hàng mẫu, thực phẩm, đồ dùng cá nhân có trị giá thấp… đồng thời, thực hiện quá cảnh các nước khác trước khi vào Việt Nam nhằm đánh lạc hướng các cơ quan chức năng tại cửa khẩu.

Đối với tuyến đường hàng không, các đối tượng thường tổ chức vận chuyển các mặt hàng nhỏ gọn, như: Ngà voi, sản phẩm ngà voi, sừng tê giác, móng, vuốt, cao động vật… với phương thức chia nhỏ, cất giấu trong hành lý của nhiều hành khách vận chuyển về Việt Nam. Đối với những lô hàng NK có khối lượng và trọng lượng lớn, các đối tượng gửi dưới dạng hàng hóa, nhưng thông tin trên vận đơn được thể hiện không rõ ràng. Đối với những lô hàng XK các đối tượng thuờng lợi dụng XK nhiều hơn số lượng quy định trong giấy phép của Cites, không khai báo hoặc khai báo sai tên hàng khi đăng kí tờ khai hải quan.

Khó xử lý

Theo phản ánh của Cục Hải quan TP.HCM, trong thời gian qua, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã khám xét và phát hiện 4 lô hàng ngà voi và sản phẩm từ ngà voi châu Phi cấm NK theo Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg ngày 24-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm XK, NK, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã.

Đối với lô hàng bắt giữ thuộc Danh mục Cites như ngà voi hoặc các chế phẩm từ ngà voi, sừng tê giác… là hàng hóa cấm mua bán nên gặp vướng mắc vì không xác định được trị giá, không xác định được cấp nào có thẩm quyền xử lý vụ việc nên việc xử lý các lô hàng ngà voi bị bắt giữ gặp khó khăn. Hiện còn 7 lô hàng ngà voi nhập lậu có nguồn gốc từ châu Phi, với tang vật trên 2,6 tấn được phát hiện từ năm 2013 đến nay, vẫn chưa xử lý được.

Với vướng mắc trên, Cục Hải quan TP.HCM đã báo cáo, xin ý kiến của cơ quan cấp trên. Trong thời gian chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền, Cục Hải quan TP.HCM cũng đã đề xuất và xin ý kiến Tổng cục Hải quan về phương án xử lý. Đó là, đối với trường hợp không xác định được chủ sở hữu hàng hóa sau khi chi cục đã tiến hành các bước nghiệp vụ theo trình tự luật định thì chi cục Hải quan cửa khẩu nơi phát hiện vụ việc ra quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước theo quy định. Đối với trường hợp chi cục xác định được chủ sở hữu hàng hóa (chủ thể vi phạm) thì chi cục Hải quan cửa khẩu nơi phát hiện vụ việc căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, nếu mức phạt tiền thuộc thẩm quyền xử phạt thì ra quyết định xử phạt.