【kq leicester】Ngăn chặn ma túy ngay từ biên giới

ngan chan ma tuy ngay tu bien gioi

Một vụ buôn lậu ma túy lớn bị lực lượng Hải quan phối hợp bắt giữ. (Trong ảnh là tang vật vụ án Hải quan Hà Tĩnh phối hợp bắt giữ 30 bánh cần sa năm 2009. Ảnh Q.H.

Phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu-Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Quý về vấn đề trên.

Xin ông cho biết những khó khăn trong công tác phòng,ănchặnmatúyngaytừbiêngiớkq leicester chống ma túy của ngành Hải quan?

Thời gian qua, tuy đã thành lập được bộ máy chuyên trách, được trang bị hiện đại nhưng hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng, chống ma túy của ngành Hải quan vẫn chưa cao.

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay cơ sở pháp lý còn hạn chế thẩm quyền và nhiệm vụ của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lí các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới.

Các văn bản hướng dẫn Nghị định về việc NK, lấy mẫu, quản lí, sử dụng các mẫu ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích an ninh, quốc phòng đến nay vẫn chưa có.

Trong khi đó, do chế độ luân chuyển cán bộ của Ngành, thời gian gắn bó, sự am hiểu đối với công tác kiểm soát ma túy của mỗi cán bộ lại không nhiều, thậm chí có cán bộ vừa được cử đi tập huấn về “chưa kịp ngồi ấm chỗ” đã lại luân chuyển sang đơn vị khác. Thực tế đó dẫn tới một bộ phận CBCC chưa coi phòng, chống ma túy là nhiệm vụ “trọng tâm” của bản thân và đơn vị, vừa có tư tưởng chủ quan với hoạt động của tội phạm ma túy vừa ngại khó khăn, nguy hiểm…

Mặt khác, hiện một số đơn vị vẫn còn lúng túng trong triển khai hoạt động, chưa tập trung vào khâu thông quan, thực hiện quy trình thủ tục hải quan để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát và kiểm soát hàng hóa XNK, từ đó chủ động ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ tội phạm ma túy… Do đó, số vụ việc mà lực lượng Hải quan trực tiếp phát hiện, bắt giữ tại địa bàn hoạt động của Hải quan vẫn còn ít.

Lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy của Ngành mới hình thành đơn vị chuyên trách ở cấp Tổng cục và các cục hải quan trọng điểm nên đa số các đơn vị còn thiếu biên chế, một số đơn vị hoạt động kiêm nhiệm và yếu về năng lực hoạt động, không đủ sức để tham mưu cho lãnh đạo cục và làm nòng cốt triển khai công tác nhiệm vụ tại địa bàn. Trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống ma túy cũng đã được trang bị từ nhiều năm, cũ, hỏng, không đảm bảo hiệu quả sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng quy trình và thường xuyên, dẫn tới hiệu quả sử dụng còn thấp.

Để nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy, ngành Hải quan đang triển khai những nhiệm vụ gì, thưa ông?

Để chủ động phát hiện, đấu tranh, kịp thời ngăn chặn, bắt giữ các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới, đồng thời hiện thực hóa “Đề án tăng cường năng lực của lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy của ngành Hải quan đến năm 2020”, hiện nay ngành Hải quan đang chỉ đạo các đơn vị tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK, hành khách XNC, các loại hình XK dễ bị lợi dụng, cất giấu vận chuyển ma túy, đặc biệt là đối với loại hình hàng hóa tạm nhập-tái xuất, hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng chuyển phát nhanh và phương tiện vận tải XNC; tuần tra, kiểm soát và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thu thập thông tin về các đường dây, ổ nhóm nghi vấn, đặc biệt tại các địa bàn “trọng điểm” về ma túy để đấu tranh có hiệu quả.

Bên cạnh đó, ngành cũng chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện hoặc tuyển dụng cán bộ được đào tạo tại các trường của Công an, Quân đội. Xây dựng bộ máy cán bộ chuyên trách có năng lực, có nhiệt huyết gắn bó với công tác kiểm soát ma túy với mục tiêu “Xây dựng lực lượng kiểm soát ma túy chính quy, tinh nhuệ” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Xin ông cho biết các biện pháp cụ thể mà ngành Hải quan đang triển khai?

Trước mắt, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy theo hướng nêu cao tinh thần, trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong công tác chỉ đạo điều hành. Tập trung đấu tranh, bắt giữ các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy qua các cửa khẩu, các địa bàn hoạt động Hải quan; Phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin một cách có hiệu quả với các đơn vị chức năng liên quan, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức phòng chống ma túy quốc tế về trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình tội phạm. Các đơn vị tăng cường làm tốt công tác điều tra cơ bản, đánh giá rủi ro, sàng lọc đối tượng để đấu tranh, bắt giữ các hành vi lợi dụng việc phân luồng Xanh, chính sách mặt hàng, loại hình XNK để buôn lậu, vận chuyển trái phép tiền chất, ma túy.

Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu thường xuyên kiểm tra công tác phòng, chống ma túy tại một số đơn vị trọng điểm, qua đó sẽ đánh giá về công tác nhân sự, về việc triển khai áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, về đấu tranh trực tiếp cũng như sử dụng, quản lí, bảo quản các trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống ma túy. Xây dựng Kế hoạch đấu tranh tại một số địa bàn trong điểm: Khu vực biên giới phía Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh); khu vực Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); khu vực cảng biển (Hải Phòng, TP. HCM); khu vực cảng hàng không (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh)…

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng đang tập trung triển khai kế hoạch kiểm tra công tác quản lí, sử dụng tiền chất, điều tra, xác minh làm rõ đối với một số DN có hành vi lợi dụng việc NK tiền chất, thuốc gây nghiện để buôn lậu, điều chế ma túy.

Tổng cục Hải quan cũng đã yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu và các đơn vị có liên quan thống kê, rà soát những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy. Sơ kết, đánh giá tình hình, hiệu quả triển khai công tác phòng, chống ma túy của ngành Hải quan… Trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế…

Xin cảm ơn ông!

Thịnh Hưng(thực hiện)