【trận bóng tối qua】Tăng thuế góp phần thay đổi hành vi gây tổn hại đến môi trường
Vì thế,ăngthuếgópphầnthayđổihànhvigâytổnhạiđếnmôitrườtrận bóng tối qua việc tăng thuế BVMT trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết, là chính sách đúng, không chỉ điều tiết hành vi của doanh nghiệp (DN) trong sản xuất kinh doanh mà của cả người dân nếu gây tổn hại môi trường.
PV: Thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính vừa xây dựng dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế BVMT; trong đó dự kiến tăng thuế BVMT đối với một số mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Nhận định của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ông Đặng Văn Thanh:Để đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững, việc BVMT trở lên hết sức cấp thiết. Tôi ủng hộ việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống thuế nhà nước. Việc điều chỉnh thuế BVMT là cần thiết, không chỉ đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi trong đó có chi cho BVMT, mà quan trọng hơn là đảm bảo tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Ông Đặng Văn Thanh |
Thuế là công cụ của Nhà nước, ngoài chức năng là nguồn thu của ngân sách nhà nước (NSNN), còn có những chức năng quan trọng hơn là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Chúng ta đã lựa chọn tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, vậy đồng thời với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng cần phải quan tâm đến phát triển bền vững, tăng chất lượng môi trường sống. Chính vì thế cần điều chỉnh hành vi của người sản xuất, người tiêu dùng, hạn chế tối đa việc gây tổn hại môi trường.
PV: Có ý kiến bày tỏ lo ngại việc tăng thuế BVMT đối với một số mặt hàng, trong đó có xăng dầu sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và sức cạnh tranh của DN. Theo ông, đề xuất này liệu có đáng lo ngại?
- Ông Đặng Văn Thanh:Tăng thuế chắc chắn sẽ tác động đến người tiêu dùng, đặc biệt là các sắc thuế gián thu. Nhưng tôi tin người dân Việt Nam sẵn sàng đóng góp cho Nhà nước, sẵn sàng chấp nhận bỏ thêm khoản chi phí, đảm bảo tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển bền vững. Người dân, các nhà sản xuất đóng góp cho NSNN để có nguồn chi bảo vệ môi trường, khắc phục và hạn chế các tổn hại về môi trường...
Điều đáng quan tâm là cần đánh giá kỹ tác động của việc tăng thuế đến sản xuất kinh doanh. Hay nói khác đi từ góc độ kinh tế, khi DN phải bỏ thêm chi phí nộp thuế cho Nhà nước thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, đến lợi nhuận của từng DN cụ thể, cũng như tác động tới DN khác trong chuỗi sản xuất, cung ứng trong nền kinh tế. Đó là phản ứng mang tính dây chuyền, chứ không chỉ từng DN riêng lẻ. Cuối cùng, sẽ làm giảm thu nhập và giảm thuế thu nhập DN phải nộp cho Nhà nước. Vì thế chúng ta phải đánh giá tác động lâu dài. Nếu đánh giá tác động trước mắt là không lớn và trong lâu dài nó tiếp tục thúc đẩy kinh tế phát triển, thì tôi cho đó là việc làm cần thiết.
PV: Nhiều năm qua nền kinh tế tăng trưởng nóng đã gây hậu quả rõ rệt đối với môi trường. Đề xuất tăng thuế để khuyến khích người dân và DN hướng đến sử dụng công nghệ xanh, sạch, dịch vụ hàng hóa thân thiện với môi trường liệu có tạo nên tác động tích cực hay không, thưa ông?
- Ông Đặng Văn Thanh:Tôi cho rằng điều đó rất đúng, đặc biệt khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị tổn hại nghiêm trọng. Phát triển mạnh về kinh tế luôn mâu thuẫn với BVMT, vì vậy cần đảm bảo sự hài hòa và tuân thủ nguyên tắc trả giá và nâng cao trách nhiệm vật chất đối với môi trường. Vì thế, cơ chế chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các cơ chế về tài chính phải góp phần đảm bảo hạn chế tối đa các hành vi gây tổn hại môi trường. Thuế và mức thuế sẽ góp phần thay đổi hành vi của người sản xuất kinh doanh, người dân đối với tài nguyên, với thiên nhiên và môi trường sống.
Theo tôi cần phải có những biện pháp tài chính mạnh, hạn chế tối đa hành vi, việc làm gây tổn hại môi trường. Đây không chỉ là ý thức, là trách nhiệm mà là một chính sách, một chiến lược. Ngoài ra, cần nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục cùng với các biện pháp mang tính kỹ thuật khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các công nghệ ít gây tổn hại đối với môi trường. Phải cho người dân thấy được điều tất yếu trả giá cho việc gây tổn hại môi trường. Trách nhiệm này không chỉ của một cá nhân mà của toàn xã hội.
PV: Về sử dụng nguồn chi cho BVMT, theo ông có cần phải thực hiện theo nguyên tắc mức thu từ thuế, phí BVMT phải cao hơn số chi hay không?
- Ông Đặng Văn Thanh:Tôi cho rằng chúng ta không thể và không cần thiết phân định rõ như vậy, bởi vì thuế, phí thu được phải hòa chung vào NSNN. NSNN hàng năm được bố trí và phân bổ theo yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Chi cho BVMT và nâng cao chất lượng môi trường không nhất thiết từ các khoản thu từ thuế, phí BVMT. Việc bố trí NSNN do Quốc hội quyết định.
PV: Về lâu dài, theo ông, cơ cấu thu ngân sách cần phải thực hiện ra sao để vừa động viên hợp lý vào ngân sách, vừa tạo điều kiện cho DN phát triển sản xuất, kinh doanh?
- Ông Đặng Văn Thanh:Theo tôi ở thời điểm hiện nay, DN đang gặp nhiều khó khăn, chúng ta nên cân nhắc điều chỉnh thuế ở mức độ phù hợp. Đặc biệt việc tăng thuế đối với mặt hàng có tác động đến nhiều ngành sản xuất, kinh doanh… cần phải đánh giá tác động, có sự điều tra toàn diện để một chính sách mới đưa ra không gây “sốc” cho nền kinh tế. Trong trường hợp tác động không thuận thì cần có lộ trình điều chỉnh phù hợp.
Về cơ cấu ngân sách, cần đổi mới cơ cấu thu, cơ cấu chi ngân sách phù hợp với đặc điểm và tính chất của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Cần có chiến lược và lộ trình cho việc áp dụng các sắc thuế và thuế suất ở Việt Nam, tính tới nguồn thu ngân sách lâu dài bền vững trên nền tảng của nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, cơ cấu lại chi ngân sách, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Cần thu hẹp phạm vi trang trải của NSNN, đảm bảo hạch toán đủ các khoản thu chi của NSNN; sử dụng và điều hành linh hoạt, có hiệu quả mọi nguồn ngân quỹ quốc gia; vay và trả nợ với chi phí thấp nhất và chỉ vay khi cần thiết...
PV: Xin cảm ơn ông!
Minh Anh (thực hiện)