【số liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna】Thể thao Huế vươn tầm quốc tế

Thầy trò tuyển Taekwondo Huế sau chiến thắng tại giải vô địch và vô địch trẻ năm 2017

Liên tục thành công

Giữa tháng 4/2017,ểthaoHuếvươntầmquốctếsố liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna Huế liên tục nhận tin vui từ hai đội tuyển Taekwondo và vật. Điều đáng nói, thể thao Cố đô góp mặt rất ít VĐV nhưng hầu như ai đi thi đấu cũng đem về thành tích.

Đầu tiên, phải kể đến thầy trò HLV Phạm Ngọc Thành của tuyển Taekwondo. Mang tới giải vô địch và vô địch trẻ Taekwondo Đông Nam Á (tổ chức ở Malaysia từ 23 – 26/3) hai VĐV Hồ Thị Linh Tâm và Đỗ Thị Thanh Ngân, mục tiêu của HLV Phạm Ngọc Thành là cho các học trò cọ xát lấy kinh nghiệm, nhưng vượt ngoài dự kiến, cả 2 VĐV đều xuất sắc giành huy chương vàng (HCV) nội dung đối kháng ở hạng cân 55kg và 59kg, qua đó giành 2 suất tham dự giải vô địch trẻ châu Á tại Kazakhstan vào cuối tháng 4 này.

Với tuyển vật, trước khi lên đường sang Thái Lan thi đấu giải vô địch vật trẻ Đông Nam Á (từ ngày 31/3 – 9/4), Trưởng bộ môn vật Đinh Văn Kiên lo lắng vì đội tuyển vừa chia tay nhiều trụ cột. Thêm vào đó, giải quy tụ tới 1.000 VĐV của 7 nước, riêng Việt Nam đã có đến 120 VĐV nên việc tranh chấp huy chương là chuyện không đơn giản. Khó khăn là thế, song tại đấu trường khu vực, “đám trẻ” tuyển vật Huế giành đến 6 huy chương (4HCV, 1HCB, 1HCĐ); trong đó, đáng chú ý nhất là Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Nguyễn Thị Mỹ Trang vượt qua nhiều VĐV có kinh nghiệm của các nước mỗi người giành 2 HCV ở hai nội dung vật tự do nữ và vật bãi biển.

Các VĐV tuyển vật Huế rèn luyện thể lực - một trong những bài tập quan trọng

Câu chuyện thành tích chỉ là một phần của thành công mà thể thao Thừa Thiên Huế có được. Phía sau những tấm huy chương, tín hiệu đáng mừng là sự mạnh mẽ của VĐV tỉnh nhà ở đấu trường “tầm cỡ”. Nhiều năm, một phần do sức ép tâm lý nên khi có mặt tại các giải đấu lớn, một số VĐV không thể giải phóng được áp lực đè nặng, ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Tuy vậy, hiện nay hầu hết trưởng bộ môn của các đội tuyển đều khẳng định, đó chỉ là câu chuyện của quá khứ. Và, so với năm 2016, thời điểm hiện tại thể thao Thừa Thiên Huế đã hoàn thành 2/3 thành tích, nghĩa là chỉ cần thêm 3 HCV nữa, thể thao tỉnh nhà đã chạm mốc 9 HCV quốc tế của năm cũ.

Sẽ còn những câu chuyện "cổ tích"

Nếu với Quân Đội, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác, việc tham gia các giải khu vực và quốc tế rồi “rinh” huy chương về đã là chuyện của nhiều năm trước thì việc VĐV Huế chiến thắng tại đấu trường khu vực và quốc tế vẫn là câu chuyện còn nóng. Cũng dễ hiểu, vì túi tiền eo hẹp, VĐV Thừa Thiên Huế khó so bì với đội tuyển bạn khi còn thua kém họ về cơ sở vật chất và những chuyến tập huấn nước ngoài.

Không phải bây giờ Huế mới có VĐV xuất hiện trên đấu trường khu vực và quốc tế mà hơn 30 năm về trước, Hoàng Cư (điền kinh) đã đặt những bước chân trên đường chạy của giải điền kinh sinh viên thế giới tại Nam Tư (1986), tiếp sau đó là kỳ thủ Thuận Hóa (1993) và những cái tên khác, như Hoàng Xuân Thanh Khiết, Hoàng Bảo Trâm (cờ vua)… Tuy nhiên, những VĐV nổi tiếng kể trên bày tỏ, so với “thời đại” của họ, VĐV giai đoạn sau này có cơ hội làm nên kỳ tích nhiều hơn. “Giai đoạn của tôi, việc giành suất ra nước ngoài thi đấu đã khó, chuyện đem về huy chương lại càng khó hơn do nhiều nguyên nhân. Bản thân tôi cũng mất hơn 11 năm mới được góp mặt tại giải khu vực Đông Nam Á. Khoan bàn đến chất lượng VĐV, việc các đội tuyển Thừa Thiên Huế giành suất thi đấu và có thành tích tại đấu trường khu vực cũng như quốc tế hiện nay đã là một bước tiến đáng ghi nhận”, bà Nguyễn Thuận Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường trung cấp TDTT tỉnh nói.

Việc đầu tư để VĐV thi đấu ở nước ngoài là một tính toán đầy nỗ lực của ngành thể thao. Ông Lê Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao chia sẻ, sau năm 2000, kinh phí để VĐV ra nước ngoài thi đấu không còn do phía Trung ương hỗ trợ nữa mà thuộc về địa phương, dẫn đến những khó khăn nhất định. Song gần đây, ngành thể thao tỉnh luôn cố gắng đầu tư cho VĐV các bộ môn thể thao trọng điểm thi đấu giải khu vực và quốc tế, nhờ vậy mới có được những thành quả kể trên.

Hiện nay, một số đội tuyển như Taekwondo, Karatedo, vật, điền kinh đều có những con người đầy tiềm năng. Giới chuyên môn từng dành nhiều “mỹ từ” như kỳ tích, tuyệt vời để nói về thành công của các VĐV Huế. Họ cũng ghi nhận tinh thần quyết tâm và khao khát chiến thắng cháy bỏng đã kéo khoảng cách giữa cọ xát và khả năng chiến thắng gần lại. Ngay cả những môn mà Huế chưa được đánh giá quá cao như bóng đá thì cũng đã có sự góp mặt của Trần Thành – người ghi bàn thắng duy nhất vào lưới chủ nhà Bahran giúp U19 Việt Nam giành vé tham dự World Cup U20. Đây là cơ sở giúp người hâm mộ thể thao tỉnh nhà có thể tin vào những câu chuyện cổ tích sẽ được viết tiếp.

Đường tới sân chơi khu vực và quốc tế của các đội tuyển Thừa Thiên Huế đã gần lại. Và khi VĐV giải phóng được những vấn đề tâm lý, họ sẽ không “ngán” bất cứ giải đấu nào nếu quyết tâm.

Bài, ảnh: LÊ HỮU PHÚC