Ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh |
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương,ủđộnggỡkhóđểcôngnghiệpQuảngNinhpháttriểnbềnvữtruc.tiep.bong.da.hom.nay ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh cho biết, hàng năm, Sở Công Thương Quảng Ninh đã có những hoạt động cụ thể để trực tiếp lắng nghe những kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều đặc biệt là sở chủ động tổ chức các đoàn đi trực tiếp xuống các cơ sở sản xuất công nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho phát triển lâu dài, tránh tình trạng trả lời chung bằng văn bản.
Với mục tiêu điện phải đi trước một bước, Sở Công Thương Quảng Ninh cùng với ngành điện cũng đang tập trung giải quyết hạ tầng điện cho các khu công nghiệp (KCN) trọng điểm trên địa bàn như: KCN Texhong Hải Hà (huyện Hải Hà); KCN Đông Mai (thị xã Quảng Yên)… vì đây là những đối tác lớn của tỉnh. Hệ thống máy móc ở các nhà máy tại các KCN này được trang bị hiện đại nên nhu cầu về điện sẽ lớn, trong khi đó chất lượng điện hiện tại lại chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của các KCN này, nên đây là một vấn đề mà Sở Công Thương sẽ tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Tiếp đó là tháo gỡ vướng mắc cho các nhà máy sản xuất điện. Ngoài việc quan tâm về đánh giá tác động môi trường, đặt các máy quan trắc ở các nhà máy, thì bản thân các nhà máy cũng phải thay đổi công nghệ… để giảm thiểu khí thải.
Ông Hà cũng cho hay, trước mắt cần phải ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho ngành than, bởi ngành than gặp khó khăn sẽ dẫn đến công ăn việc làm của gần trăm nghìn công nhân cùng hàng trăm người thân, gia đình của họ bị ảnh hưởng theo…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Lê Quang Tùng trao đổi với Giám đốc Sở Công Thương và các DN về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp |
Hàng quý, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cùng các sở, ngành liên quan, trong đó có Sở Công Thương đã tổ chức gặp mặt để cùng tháo gỡ khó khăn cho ngành than. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh, tỉnh sẽ tháo gỡ tại chỗ cho ngành than. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của bộ, Chính phủ thì tỉnh cùng ngành than kiến nghị với Chính phủ để có những cơ chế chính sách cụ thể cho ngành công nghiệp than - khoáng sản.
Chú trọng phát triển công nghiệp địa phương cũng là một nhóm ưu tiên của tỉnh Quảng Ninh trong lộ trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện Sở Công Thương đang cùng với các sở, ngành liên quan xây dựng các cơ chế chính sách để hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này. Cụ thể là hỗ trợ về đất đai, vì một doanh nghiệp muốn hoạt động thì phải có đất đai và vốn. Vậy nên sở đã có những cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp. Tới đây, Quảng Ninh cũng có những cơ chế chính sách cụ thể cho các nhà đầu tư thứ cấp, hỗ trợ về mặt chính sách cho các nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp phù hợp với Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Trong thời gian qua, Sở Công Thương Quảng Ninh cũng đã tập trung hỗ trợ thực hiện các hạng mục khuyến công cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông nghiệp chế biến, hỗ trợ về đầu tư trang thiết bị máy móc, khoa học công nghệ cho phát triển công nghiệp nông thôn, các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, nhất là các sản phẩm OCOP.
Ngoài ra, Sở Công Thương Quảng Ninh còn công bố, công khai kịp thời các cơ chế, chính sách, các thủ tục hành chính, các quy hoạch của Trung ương, của tỉnh, địa phương, của ngành, để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin, điều chỉnh hướng sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Sở đặc biệt quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong cung cấp các thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực có mật độ giao dịch cao với nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Hiện nay, Sở Công Thương đã đưa 100% thủ tục hành chính lên cấp độ 3, mức độ 4 là 48%. Trong 9 tháng đầu năm 2017, sở đã tiếp nhận 1.126 bộ hồ sơ TTHC tại Trung tâm Hành chính công, trong đó đã có 405 hồ sơ qua mạng (chiếm 36% tổng số hồ sơ). Ngoài ra, những hồ sơ thuộc thẩm quyền của sở, Giám đốc sở sẽ ủy quyền cho Phó văn phòng ký phê duyệt hồ sơ ngay tại chỗ sau khi được các phòng chức năng thẩm định. Những hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp tỉnh sẽ trình lên tỉnh và giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Tỉnh Quảng Ninh nói chung cũng như Sở Công Thương cùng các sở, ngành đã và đang rất sát sao để không chỉ đồng hành cùng doanh nghiệp, mà sẽ đặt mình là người trong cuộc cùng nhìn nhận rõ những vấn đề cần hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, ổn định sản xuất, chung sức thực hiện mục tiêu phát triển Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh dịch vụ công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh: Ngoài những hành động cụ thể đồng hành cùng doanh nghiệp của Sở Công Thương, ngoài những buổi gặp mặt, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động đề xuất những kiến nghị, vướng mắc, các chính sách cần hỗ trợ với Sở Công Thương, để từ đó sở kịp thời nắm bắt, giải quyết những mong muốn và nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp. |