【vizela đấu với sporting】Vì sao Bộ Y tế từ chối trao đổi với doanh nghiệp thuốc lá về quản lý thuốc lá nung nóng?
VHO - Vừa qua,ìsaoBộYtếtừchốitraođổivớidoanhnghiệpthuốclávềquảnlýthuốclánungnóvizela đấu với sporting Bộ Y tế đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc không tổ chức cuộc họp/làm việc với Tập đoàn Philip Morris liên quan đến việc quản lý thuốc lá nung nóng.
Trước đó, ngày 11.7.2024, Bộ Y tế nhận được Công văn của Văn phòng Chính phủ đề nghị tiếp và làm việc với Tập đoàn Philip Morris để trao đổi về việc quản lý thuốc lá nung nóng.
Đến ngày 18.9.2024, Bộ Y tế có Báo cáo số 1154 gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về quan điểm tiếp cận giảm tác hại đối với thuốc lá truyền thống bằng thuốc lá nung nóng. Đồng thời có Báo cáo số 1155 về việc tiếp và làm việc với Tập đoàn Philip Morris về quản lý thuốc lá nung nóng, trong đó nêu rõ quan điểm của Bộ Y tế, không tổ chức cuộc họp/làm việc giữa cơ quan hoạch định chính sách y tế công cộng với doanh nghiệp thuốc lá.
Trong báo cáo, Bộ Y tế cho biết đã nhận được văn bản của Văn Phòng Chính phủ, kèm theo Thư ngỏ về hướng tiếp cận giảm tác hại đối với thuốc lá truyền thống bằng thuốc lá nung nóng của Công ty TNHH ASIA.
Theo Bộ Y tế, trong số 9 người ký tên tại Thư ngỏ, hầu hết được phát hiện là đã tích cực tham gia thúc đẩy và vận động hành lang cho thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng; 5 người trong số này được biết là có quan hệ với ngành công nghiệp thuốc lá.
“Ý kiến của nhóm chuyên gia mang tính chất cá nhân, không phải từ cơ quan quản lý các nước hay các tổ chức khoa học, uy tín về sức khoẻ, do đó không phải nguồn thông tin đáng tin cậy”, báo cáo nêu rõ.
Ngược lại, Bộ Y tế nhận được văn bản đề ngày 15.7.2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), văn bản đề ngày 10.8.2024 của Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA), trong đó đã phân tích kỹ lưỡng và cung cấp các thông tin cũng như bằng chứng cụ thể để bác bỏ các luận điểm nêu ra trong thư của Công ty TNHH ASIA.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn nhận được ý kiến của 24 chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng ủng hộ mạnh mẽ quan điểm cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Về mặt pháp lý, ngày 11.11.2004, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của WHO, có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 17.3.2005.
Khoản 3 Điều 5 Công ước khung quy định nghĩa vụ chung của các quốc gia tham gia là: “ Khi hoạch định và thi hành các chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá, các Bên sẽ hành động để bảo vệ những chính sách này khỏi bị tác động bởi các lợi ích về thương mại và các lợi ích có lợi khác của ngành công nghiệp thuốc lá, phù hợp với luật pháp quốc gia”.
Hướng dẫn thực hiện Công ước khung khẳng định rõ: Ngành công nghiệp thuốc lá không thể là đối tác trong bất kỳ sáng kiến nào liên quan đến việc xây dựng hay triển khai chính sách y tế công cộng vì lợi ích của nó xung đột trực tiếp với mục tiêu của y tế công cộng. Các quốc gia tham gia Công ước không được chấp nhận, ủng hộ hay xác nhận bất kỳ đề nghị hỗ trợ hoặc đề xuất luật hay chính sách kiểm soát thuốc lá nào do ngành công nghiệp thuốc lá dự thảo hay phối hợp dự thảo.
Bộ Y tế khẳng định: “Các thông tin và bằng chứng do WHO và SEATCA cung cấp cho thấy các luận điểm của nhóm chuyên gia thuộc Công ty TNHH ASIA đưa ra là không hợp lý và không có giá trị khoa học. Trên cơ sở quan điểm của WHO, SEATCA, một số Bộ, 24 chuyên gia, các nhà khoa học, Bộ Y tế nhất quán đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác để bảo vệ sức khoẻ của người dân và đặc biệt là trẻ em”.
Theo Bộ Y tế, năm 2011, Nghị quyết số WHA 54.18 của Hội đồng Y tế thế giới về tính minh bạch của quá trình kiểm soát thuốc lá đã trích dẫn những kết quả nghiên cứ của Uỷ ban Chuyên gia về Tài liệu của ngành công nghiệp thuốc lá và khẳng định rằng: “Nhiều năm nay ngành công nghiệp thuốc lá đã có những hoạt động với ý định rõ ràng là phá hoại vai trò của Chính phủ các nước và của WHO trong việc thực hiện các chính sách y tế công cộng nhằm ngăn chặn nạn dịch thuốc lá”.
Việc Bộ Y tế đề xuất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là dựa trên tính chất gây hại của sản phẩm đối với sức khoẻ của người dân, gây nghiện đối với người sử dụng, đặc biệt là thanh thiếu niên hiện nay.
“Đề xuất của Bộ Y tế đưa ra không có lợi ích nhóm, cục bộ, thực hiện đúng quy định 178-QĐ /TW ngày 25.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Từ các lý do trên, Bộ Y tế quyết định không tổ chức cuộc họp/làm việc giữa cơ quan hoạch định chính sách y tế công cộng (Bộ Y tế, Bộ Tư pháp) với Tập đoàn Philip Morris về quản lý thuốc lá nung nóng trong giai đoạn hiện nay”, Bộ Y tế nêu rõ.
Chia sẻ về các hình thức can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá, ông Trần Tuấn Lâm, chuyên gia của WHO tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp thuốc lá thường tìm cách mua chuộc hoặc công khai các quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; thổi phồng về vai trò kinh tế của ngành CNTL; bóp méo các luồng ý kiến công chúng nhằm tạo hình ảnh doanh nghiệp tốt; Dựng lên các nhóm bề mặt để gây ảnh hưởng; tìm cách làm giảm giá trị các bằng chứng nghiên cứ; tìm cách hăm doạ các chính phủ bằng các vụ kiện thương mại ở cấp quốc tế…
Chẳng hạn, ở một số quốc gia, các doanh nghiệp thuốc lá đã có được hợp đồng miễn thuế lâu dài; đánh bóng tên tuổi bằng cách quảng bá doanh nghiệp tiên phong thực hiện báo cáo về môi trường; hay thành lập tổ chức “Thế giới không khói thuốc” để tài trợ các nghiên cứu về phòng, chống tác hại của thuốc lá, lấy danh nghĩa khoa học để tác động tới Chính phủ…