Tuyên truyền DSKHHGĐ cho người dân
Ý thức người dân được nâng cao
Chúng tôi cùng với đội tuyên truyền Đề án 52 huyện Phong Điền đến Khu tái định cư vạn đò Tân Bình,ítđờisốmannhan.tv trực tiếp bóng đá xã Phong Bình để truyền thông lưu động chính sách DSKHHGĐ và cung cấp các phương tiện tránh thai cho người dân. Toàn khu tái định cư Tân Bình có 58 hộ với 265 khẩu, sống chủ yếu là đánh bắt tôm, cá, cuộc sống mưu sinh gắn liền với những con nước.
Ông Trần Văn Đước, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Bình, thông tin: “Những năm gần đây cuộc sống của người dân bắt đầu có bước khởi sắc. Nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình (SKSS - KHHGĐ). Tỷ lệ sinh con thứ 3 có chiều hướng giảm”.
Chị Hà Thị Phượng, người dân khu tái định cư vạn đò Tân Bình, chia sẻ: “Được các tuyên truyền viên của Đề án 52 tuyên truyền về lợi ích của việc sinh ít con, đã giúp tôi hiểu ra nhiều điều, hiện gia đình tôi chỉ dừng lại hai con để nuôi dạy cho tốt”.
“Triển khai đề án kiểm soát dân số dân cư vùng ven biển, đầm phá, vạn đò và cửa sông giúp chị em phụ nữ nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Đến cuối năm 2018, toàn xã Phong Bình có 2 thôn đạt 3 năm liền không có người sinh con thứ ba trở lên, 1 thôn đạt 2 năm liền và 2 thôn đạt 1 năm trong tổng số 12 thôn trên địa bàn, xã là một trong những điểm sáng về công tác DSKHHGĐ của huyện”, ông Đước cho biết thêm.
Hiệu quả từ công tác truyền thông
Qua gần 10 năm thực hiện Đề án, Phong Điền đã có hơn 52 nghìn lượt người được truyền thông tư vấn, cung cấp dịch vụ; trong đó, có 5.064 bà mẹ mang thai được khám thai; 51.124 lượt người được khám phụ khoa, phát hiện và cấp thuốc điều trị cho 16.621 lượt người mắc bệnh và được cấp thuốc điều trị thông qua bảo hiểm y tế.
Chị Trần Thị Dâu, Phó Trưởng phòng DS - KHHGĐ, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền chia sẻ “Phòng DS - KHHGĐ huyện đã tổ chức nhiều đợt truyền thông lưu động với băng rôn, pano khẩu hiệu, cấp phát tờ rơi, kết hợp với tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh. Mỗi năm, đội tuyên truyền Đề án 52 của huyện, chia thành nhiều đợt tổ chức về tại địa bàn dân cư, khu chợ để tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp các phương tiện tránh thai cho người dân”.
Nhiều mô hình đi vào hoạt động và đạt hiệu quả. Trung tâm Y tế huyện Phong Điền đã thành lập đội lưu động để tổ chức các hoạt động truyền thông, cung cấp dịch vụ. Các đội lưu động phối hợp với trạm y tế xã tiến hành khám và điều trị miễn phí các bệnh phụ khoa thông thường, khám thai, cung cấp các biện pháp tránh thai.
Chị Hồ Thị Lan, cán bộ chuyên trách dân số, thành viên đội tuyên truyền Đề án 52 chia sẻ: “Tuy phụ cấp còn thấp nhưng với lòng nhiệt huyết và trách nhiệm, các thành viên đội tuyên truyền đã bám sát địa bàn. Từ khi có Đề án 52, việc triển khai công tác tuyên truyền, vận động người dân trở nên dễ dàng hơn, những dịch vụ cung cấp cho bà con cũng đầy đủ hơn”.
Ông Phan Văn Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền cho biết: “Đề án 52 đã được triển khai kịp thời, sâu rộng và vận dụng có hiệu quả. Chính sách dân số đã được cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm của các xã vùng ven biển, đầm phá, vạn đò và cửa sông huyện Phong Điền”.
Bài, ảnh: Tiến Dũng