Nỗ lực dạy và học trong thời điểm dịch bệnh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc chống đứt gãy nguồn lao động
Gỡ khó trong đào tạo
Để thích ứng với dịch bệnh và chuyển đổi hình thức đào tạo,Đagraveotạonghềthiacutechứngvớitigravenhhigravenhmớngười chơi toulouse fc ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học 2021-2022, Trường cao đẳng Công nghiệp cao su đã xây dựng các kịch bản và phương án ứng phó, bao gồm cả việc tập huấn cho giáo viên, hướng dẫn học sinh các kỹ năng dạy và học trực tuyến. Thầy Bùi Đình Ninh, Phó hiệu trưởng trường cho biết: “Trường đã xây dựng 3 kịch bản và xây dựng từ rất sớm để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Kể từ tháng 6, trường đã chuyển toàn bộ hoạt động sang giảng dạy online các nội dung lý thuyết và phần lý thuyết của các mô-đun”.
Nhờ thích ứng sớm và linh hoạt nên sau gần 6 tháng chuyển đổi từ học trực tiếp sang trực tuyến, giảng viên và học sinh của Trường cao đẳng Công nghiệp cao su đã dần thích ứng với cách dạy, học này. Đặc biệt, trường đã chủ động xây dựng thời khóa biểu, kế hoạch dạy học trực tuyến theo phân phối chương trình tương đối ổn định. Các thầy, cô giáo cũng rất sáng tạo trong việc tìm hiểu công nghệ, phần mềm hỗ trợ việc dạy học trực tuyến. “Riêng đối với khoa thì tổ chức học trực tuyến bằng nhiều cách. Về phần lý thuyết, tất cả giáo viên dạy trên Google Meet. Với phần thực hành, một số thầy cô sử dụng ứng dụng công nghệ Android Cam, vừa giảng dạy trên máy tính xách tay vừa mô tả từng chi tiết thiết bị bằng camera của điện thoại di động nên các em cũng tiếp cận được quá trình giảng dạy các phần cơ bản của thực hành” - thầy Lê Đức Đẳng, Trưởng khoa Kỹ thuật công nghệ cho biết.
Ở mỗi tiết học trực tuyến của ngành công nghệ ôtô, Khoa Kỹ thuật công nghệ, giảng viên đều sử dụng cả 2 thiết bị là máy tính xách tay và điện thoại di động. Việc sử dụng linh hoạt các thiết bị công nghệ đã giúp hình ảnh bài học sắc nét hơn, chi tiết trong các mô hình mô phỏng động cơ ôtô được ghi lại cụ thể, cận cảnh để các em theo dõi tường tận hơn. Nhờ đó, những tiết học trực tuyến thiên về thực hành vẫn vô cùng sinh động. “Đối với các bài thực hành, mình sẽ hướng dẫn các quy trình, thao tác ban đầu. Đến khi các em được đi học trực tiếp thì mình có thể đẩy tiến độ phần thực hành lên mà các em vẫn có thể tiếp thu tốt, không bị gián đoạn tiến trình học” - thầy Nguyễn Văn Lực, giảng viên Khoa Kỹ thuật công nghệ cho biết thêm.
Không chỉ linh hoạt trong phương pháp đào tạo, trường còn rất chủ động trong công tác tuyển sinh. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2021 đạt và vượt so với năm 2020, 2019. Trường thực hiện tư vấn tuyển sinh trực tuyến, đưa các thông tin về ngành nghề đào tạo, dự báo việc làm, học phí, chương trình đào tạo lên trang thông tin và trang Facebook của trường.
Cam kết giới thiệu việc làm
Với phương châm “Tuyển sinh là tuyển dụng”, trong những năm qua, Trường cao đẳng Công nghiệp cao su đã không ngừng tạo dựng, phát triển quan hệ hợp tác và duy trì kết nối với doanh nghiệp để tạo môi trường thực tập và làm việc cho sinh viên các khóa; đồng thời tổ chức thiết lập nhiều cam kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp tên tuổi đã có các hoạt động hợp tác thường xuyên với trường như: Honda, Hyundai… “Nhờ mối quan hệ với doanh nghiệp nên dù trong thời điểm dịch bệnh, các em vẫn có chỗ để thực tập, đảm bảo tốt nghiệp và ra trường đúng thời hạn cho học sinh. Chúng tôi chia nhỏ thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 4-5 em để đi thực tập. Sau đó, giảng viên đến các gara để chấm điểm thực tập, tuân thủ quy định phòng, chống dịch” - thầy Lê Anh Thi, giảng viên Khoa Kỹ thuật công nghệ cho biết.
Trường cao đẳng Công nghiệp cao su khai thác tối ưu các ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến
Bình Phước hiện có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động, trong đó có 2 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 8 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 4 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 6 đơn vị có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Việc thực hiện mục tiêu “vừa chống dịch vừa đào tạo nghề hiệu quả” của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi không chỉ giữ vững mục tiêu nâng cao tay nghề cho lao động mà còn góp phần không để đứt gãy nguồn cung nhân lực cho doanh nghiệp trong giai đoạn bình thường mới. |
Cùng với đó, trường thường xuyên đánh giá nhu cầu xã hội, thị trường việc làm để mở các ngành nghề mới; áp dụng triệt để, đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Trước nhu cầu về nguồn lao động, từ đầu năm, trường đã có chủ trương mở rộng các ngành nghề. Cụ thể, trong năm 2021, trường mở được 3 nghề trình độ cao đẳng, 1 nghề trình độ trung cấp và 1 nghề trình độ sơ cấp. Cùng với đó, trường cũng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo để nâng cao chất lượng. Thầy Bùi Đình Ninh, Phó hiệu trưởng trường thông tin: “Trường đã đầu tư trên 1 tỷ đồng cho các mô hình động cơ ôtô, bảo đảm các em tiếp cận với các động cơ hiện đại, thông dụng nhất hiện nay. Qua đó, khi lao động tại doanh nghiệp, các em sẽ không bị bỡ ngỡ và có thể nhanh chóng hòa nhập với công việc. Ngoài ra, trường cũng thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho giảng viên cả về nghiệp vụ sư phạm cũng như chuyên môn để nâng cao tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”.