Đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang tiến đến giai đoạn then chốt | |
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Quả ngọt vẫn chưa chín | |
Nội bộ EU bất đồng về đàm phán thương mại với Mỹ | Châu Âu | |
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Thẳng thắn,ẨnýchínhsáchquotmiệnghốchiếntranhquotcủaMỹtrongđàmphánthươngmạivớiTrungQuốbóng đá net mobile xây dựng và có tiến triển |
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp Trưởng đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lưu Hạc tại Washington, DC, ngày 4/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN. |
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn báo Giáo sư Trần Ba của trường Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung (Trung Quốc) phân tích động thái bất ngờ kể trên có thể chỉ là chiến thuật gây sức ép của Washington vì cho đến nay vẫn còn một số vấn đề mang tính mấu chốt chưa được giải quyết.
Thêm vào đó, theo số liệu công bố cuối tháng 4 vừa qua, kinh tế Mỹ trong quý I/2019 vừa qua vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao (3,2%), nên Tổng thống Trump càng tự tin hơn trong việc ép Trung Quốc phải chấp nhận các điều kiện của mình.
Về phần mình, Phó Giáo sư Thành Hiểu Hà của trường Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng cách làm của ông Trump hoàn toàn mang tính “phá hoại” khi chọn đúng thời điểm trước phiên giao dịch chứng khoán để tuyên bố tăng thuế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán của Trung Quốc.
Ngoài ra, theo ông, hành động của Tổng thống Mỹ còn tạo ra một tiền lệ rất xấu cho quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Thành Hiểu Hà cũng cho rằng Tổng thống Trump đang áp dụng chính sách “bên miệng hố chiến tranh”, dồn đối phương vào đường cùng để giành lợi ích lớn nhất.
Điều này có thể làm gia tăng mức độ rủi ro cho đàm phán, nhưng sẽ không làm cho đàm phán đổ vỡ hoàn toàn, hoặc rơi vào cảnh “vô phương cứu chữa”. Phó Giáo sư Thành Hiểu Hà giải thích thêm Trung-Mỹ đã tiến hành được 10 vòng đàm phán, nên nếu bị đổ vỡ thì hậu quả đối với cả hai sẽ tồi tệ hơn hiện nay rất nhiều.
Đáng chú ý, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 6/5 đã chính thức phủ nhận tin đồn về việc Phó Thủ tướng Lưu Hạc hủy chuyến công du tới Mỹ, đồng thời cho biết đoàn đại biểu của Bắc Kinh đang chuẩn bị lên đường đến Washington. Phó Giáo sư Hà Hiểu Thành nhấn mạnh không gian đàm phán vẫn đang hiện hữu và chưa mất hết hy vọng về một thỏa thuận sẽ được ký kết giữa các bên.
Cùng quan điểm trên, Phó Giáo sư Vương Giang Vũ, trường Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng nếu Phó Thủ tướng Lưu Hạc vẫn đến Washington theo kế hoạch, điều này chứng tỏ Trung Quốc đã có sự tính toán rất kỹ lưỡng và không ngoại trừ khả năng sẽ nỗ lực để đạt được thỏa thuận vào phút chót.