Empire777

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người nộp thuếTổng cục Thuế cho biết, thực hiện chỉ đạ ket quá bong da

【ket quá bong da】Hiện đại hóa quản lý thuế nhiều chuyển biến tích cực

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người nộp thuế

Tổng cục Thuế cho biết,ệnđạihóaquảnlýthuếnhiềuchuyểnbiếntíchcựket quá bong da thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và chương trình hành động của Bộ Tài chính, ngành Thuế đã chú trọng triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế; triển khai theo đúng tiến độ các dự án công nghệ thông tin (CNTT). Đặc biệt, toàn ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai và mở rộng thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử (NTĐT); hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế;…

Theo Tổng cục Thuế, đến nay hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc. Tính đến ngày 15/7/2022, tỷ lệ doanh nghiệp (DN) tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử đạt 99,9%. Số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận từ ngày 1/1/2022 đến ngày 15/7/2022 là 11.710.730 hồ sơ.

Tính đến ngày 15/7/2022, số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ NTĐT với cơ quan thuế đạt tỷ lệ 99,3%. Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng đạt tỷ lệ 99,18%. Từ ngày 1/1/2022 đến ngày 15/7/2022, các DN đã nộp tiền thuế thông qua 2.199.345 giao dịch NTĐT, với số tiền trên 420.988 tỷ đồng và 39.216,2 nghìn USD.

Nguồn: Tổng cục Thuế Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Tổng cục Thuế Đồ họa: Thế Dương

Đối với cá nhân, Tổng cục Thuế cho biết, dịch vụ khai điện tử tờ khai đối với hoạt động cho thuê tài sản (trong đó có hoạt động cho thuê nhà), ngành Thuế đã triển khai tại 63 cục thuế và các chi cục thuế trực thuộc. Đáng chú ý, từ ngày 21/3/2022, Tổng cục Thuế đã triển khai dịch vụ eTax Mobile; đã tích hợp việc NTĐT trên ứng dụng eTax Mobile App của Tổng cục Thuế với 9 ngân hàng và sẽ tiếp tục mở rộng với các ngân hàng khác trong thời gian tới. Tính đến ngày 15/7/2022, đã có 84.713 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng eTax Mobile. Tổng cộng đã có 52.800 giao dịch qua ngân hàng, với tổng số tiền trên 264 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (Thái Nguyên) cho rằng, việc ngành Thuế đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý thuế, trong đó có ứng dụng NTĐT giúp DN tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí. Đồng thời, việc này góp phần thúc đẩy DN ứng dụng CNTT vào quản trị DN, thông tin cập nhật minh bạch, qua đó tiếp cận thị trường được thuận lợi hơn.

Đặc biệt, việc ngành Thuế áp dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn phát hành có mã xác nhận của cơ quan thuế, giúp DN tránh được những rủi ro trong quá trình sử dụng hóa đơn của DN đối tác.

Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng quản lý thuế

Một trong những bước tiến quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa quản lý thuế là sự kiện chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) ngày 21/3/2022. Từ đây, NCCNN có thu nhập từ Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế tại bất kỳ đâu trên thế giới thông qua cổng, tạo thuận lợi, bình đẳng, minh bạch trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế của NCCNN theo xu hướng quản lý thuế quốc tế. Kết quả triển khai đến ngày 15/7/2022 đã có 25 NCCNN đăng ký, kê khai thuế thành công.

Với sự kiện này, TS. Phan Phương Nam - Phó Trưởng khoa Luật Thương mại (Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, về cơ bản các quy định hiện nay đã đáp ứng một phần các yêu cầu quản lý thuế hiện đại. Tuy nhiên, để quản lý thuế tốt hoạt động kinh doanh này, cần phải sửa đổi bổ sung chính sách pháp luật, nâng cao chế tài với người nộp thuế không tuân thủ pháp luật thuế.

Trao đổi thông tin với cơ quan thuế của 22 quốc gia

Đến nay, ngành Thuế đã trao đổi thông tin đối với 48 trường hợp với cơ quan thuế của 22 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Philippines, Israel, Singapore, Thái Lan, UAE, Malaysia, Pháp, Đức, Đan Mạch, Anh,…), tăng 71% so với cùng kỳ (năm 2021 là 28 trường hợp). Trên cơ sở thông tin với cơ quan thuế nước ngoài, ngành Thuế đã truy thu thuế của nhiều trường hợp. Điển hình Cục Thuế Bắc Ninh truy thu thuế thu nhập cá nhân trên 6 tỷ đồng; Cục Thuế TP. Hà Nội truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 10 tỷ đồng…

Ngoài việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý thuế, Tổng cục Thuế cho biết, các hoạt động hợp tác về thuế với các nước, tổ chức quốc tế cũng được ngành Thuế đặc biệt chú trọng. Mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song Tổng cục Thuế đã chủ động tiến hành các hoạt động hợp tác qua các hình thức trực tuyến để đảm bảo chương trình hợp tác phục vụ cho công tác đối ngoại, trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý thuế của các nước.

Một số hoạt động hợp tác quốc tế nổi bật trong lĩnh vực thuế như Hiệp định thuế đa phương về BEPS liên quan đến hiệp định thuế (MLI) đã được ký kết tại Paris (Pháp); các bước triển khai đàm phán Hiệp định thuế với Argentina, Angola đang được tiến hành; đàm phán Nghị định thư sửa đổi hiệp định thuế với Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản…

Ngoài ra, Tổng cục Thuế đã tham dự các cuộc họp trực tuyến của Diễn đàn IF để thảo luận và xây dựng hiệp định đa phương về phân bổ quyền đánh thuế đối với thu nhập của các công ty đa quốc gia có hoạt động kinh doanh kỹ thuật số...

Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế phù hợp với thông lệ quốc tế

Ngày 23/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 508/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030”.

Theo đó, chiến lược đặt mục tiêu hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, bao gồm các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu như: thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường; các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước (NSNN).

Về quy mô thu ngân sách từ thuế, phí, bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào NSNN từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 và 2026 - 2030, trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

Chiến lược nêu rõ, đến năm 2025, mức độ hài lòng của người nộp thuế (NNT) với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%; tỷ lệ hỗ trợ NNT được thực hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 70%; tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 80%; tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của NNT là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 85%; tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của NNT được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt tối thiểu 98%.

Ông Nguyễn Quang Tiến - Vụ trưởng, Phó trưởng Ban thường trực Ban cải cách hiện đại hoá (Tổng cục Thuế), cho rằng: “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 có ý nghĩa to lớn đối với ngành Thuế, nhằm thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước là giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế và môi trường gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030”.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap