Nghị định 119 /2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa,óađơnđiệntửĐồngbộdữliệugiữadoanhnghiệpvàcơquanThuếthứ hạng của fc zürich cung cấp dịch vụ. Ảnh: S.T. |
Một trong những mục tiêu lớn nhất của Nghị định 119 đó là việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Theo Nghị định 119, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về hóa đơn; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn và bảo đảm duy trì, vận hành, bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin về hóa đơn. Nghị định cũng quy định, Tổng cục Thuế phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi thông tin, kết nối mạng trực tuyến.
Ngoài nhiệm vụ của Tổng cục Thuế, Nghị định 119 cũng quy định trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu đối với doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: Điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính.
Đáng chú ý, Nghị định 119 cũng quy định, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, tổ chức có chức năng thanh toán định kỳ cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân cho cơ quan Thuế theo định dạng dữ liệu chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính. Cùng với đó, tổ chức sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt thuộc đối tượng sử dụng tem theo quy định của pháp luật thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử với cơ quan quản lý thuế. Thông tin về in, sử dụng tem điện tử là cơ sở để lập, quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Nghị định 119 cũng quy định Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, sử dụng tem, tiền thu được từ việc cấp tem đảm bảo bù đắp chi phí in và sử dụng tem.
Nghị định 119 quy định, các tổ chức, đơn vị: Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý tài nguyên khoáng sản, cơ quan Công an, Giao thông, Y tế và các cơ quan khác có liên quan kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của đơn vị với Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
Thông thường, thời gian để cơ quan Thuế có được kết quả đối chiếu hóa đơn là khoảng 10 ngày làm việc. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử, thông tin về hóa đơn của doanh nghiệp được tập trung tại cơ quan Thuế một cách liên tục nên cơ quan Thuế có ngay thông tin về doanh thu, chi phí hàng ngày của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện ra những bất thường khi doanh nghiệp xuất hóa đơn.
Ngoài những lợi ích trên, việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng giúp cơ quan Thuế kịp thời ngăn chặn hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Đồng thời, sử dụng hóa đơn điện tử góp phần bảo vệ môi trường; khắc phục được trình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn – lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên.
Có thể khẳng định, việc sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp, người nộp thuế giảm chi phí tuân thủ nghĩa vụ thuế, mà còn giúp cơ quan Thuế và cơ quan khác thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của mình. Đối với cơ quan Thuế, sử dụng hóa đơn điện tử giúp ngành Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn. Khi toàn bộ doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử, ngành Thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu về hóa đơn, từ đó có thể phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.