Kết quả kiểm tra tiền công đức,Đểđónggópcôngđứctàitrợđượctrọnvẹnýnghĩapháthuyhiệuquảtỷ số galaxy chùa Ba Vàng và hơn 50 di tích tại Quảng Ninh không báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm tra quản lý tiền công đức, yêu cầu báo cáo trước 31/3/2024 Hơn 15.300 di tích lịch sử - văn hóa thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023 |
Việc tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội đã tạo sức hấp dẫn đối với du khách. Ảnh minh hoạ: ST |
Theo báo cáo về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023, Bộ Tài chính cho biết, 15.324 di tích (chiếm 49% tổng số di tích) có số liệu thu, chi tiền công đức, tài trợ với số tiền thực thu trong năm 2023 là 4.100 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo).
Số tiền này ngoài việc được dùng vào tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội còn đóng góp tích cực cho các hoạt động cộng đồng. Tiêu biểu là di tích Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang với số thu công đức, tài trợ năm 2023 là 220 tỷ đồng, đã sử dụng 93 tỷ đồng (42%) để chi cho các hoạt động cộng đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc tổ chức lễ hội tại di tích có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban tổ chức lễ hội. Kinh phí tổ chức lễ hội chủ yếu từ nguồn công đức, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội. Việc sử dụng ngân sách nhà nước (nếu có) chỉ còn hỗ trợ đối với hoạt động phục dựng, bảo vệ lễ hội truyền thống nhằm duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân. |
Ngoài việc công đức, tài trợ bằng tiền mặt, hình thức chuyển khoản quét mã QR tiền công đức hiện đang phát triển nhanh, được nhiều người lựa chọn. Từ năm 2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã thí điểm “cúng dường” qua ví điện tử tại một số chùa.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, các báo cáo thu, chi vẫn chưa đầy đủ, bởi còn khoảng 31% (tương ứng 1.771 cơ sở di tích) không báo cáo.
Ngoài ra, việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại không ít di tích chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp; vẫn còn xảy ra “va chạm” trong việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ tại một số di tích đan xen các chủ thể khác nhau quản lý.
Từ những vấn đề trên, để sự đóng góp đó được trọn vẹn ý nghĩa, phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, Bộ Tài chính khuyến nghị khi trao tiền công đức, tài trợ, các tổ chức, cá nhân hãy trao trực tiếp cho người đại diện di tích tại bàn ghi công đức, đặt vào hòm công đức hoặc chuyển vào tài khoản của cơ sở di tích. Không đặt tiền lên ban thờ, trên mâm lễ, không gài tiền vào tay tượng, giá chuông, khe cửa… vì như vậy sẽ làm mất đi nét đẹp vốn có của hoạt động công đức, tài trợ.
Đối với người đại diện hoặc ban quản lý di tích thì cần mở sổ ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch; trường hợp chưa mở tài khoản tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước thì cần thực hiện ngay để bảo đảm việc quản lý an toàn; lắp camera giám sát tại các điểm tiếp nhận, kiểm đếm tiền công đức, tài trợ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tiền công đức, tài trợ…
Đối với cơ quan chức năng, Bộ Tài chính cho rằng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, bảo đảm tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch nhằm loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.