Quảng Ninh đẩy mạnh hoạt động quảng bá,ảngNinhKhởicôngkhởiđộngdựántổngmứcđầutưtỷđồket qua bong da nauy kích cầu du lịch Quảng Ninh: Mạnh tay cắt giảm, điều chuyển vốn dự án chậm giải ngân |
4 sự kiện bao gồm: khởi công dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh tại thị xã (TX) Quảng Yên và TP. Hạ Long; sân golf Đông Triều; Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1) và trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi động dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh.
4 dự án này không chỉ có mức đầu tư rất lớn (tổng mức đầu tư lên tới 283.000 tỷ đồng) mà còn được đánh giá là đã “ngắm trúng” vào trọng điểm chiến lược ưu tiên phát triển của Quảng Ninh là: đẩy mạnh hợp tác công - tư, nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, tập trung cho chế biến, chế tạo và phát triển các lĩnh vực kinh tế theo hướng từ “nâu” sang “xanh”.
Vinhome Hạ Long Xanh (phối cảnh 3D). Ảnh: TL |
Đáng chú ý, khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định 529/QĐ-TTg, có tổng mức đầu tư trên 230.000 tỷ đồng (tương đương 10 tỷ USD). Dự án quy hoạch trên tổng diện tích 4.110 ha thuộc TP. Hạ Long và TX Quảng Yên, tiếp giáp với tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn.
Dự án được kỳ vọng sẽ đem đến cảm quan mới về du lịch sinh thái tại Quảng Ninh, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Bên cạnh diện mạo đô thị hiện đại, dự án sẽ khai thác được tiềm năng, thế mạnh của quần thể hệ sinh thái giáp biển khu vực Hạ Long - Quảng Yên, thu hút được đông đảo du khách trong nước và quốc tế tham quan, trải nghiệm, khám phá.
Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh tại Cẩm Thịnh TP. Cẩm Phả (phối cảnh). Ảnh: TL |
Ngoài ra, Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh được trao giấy chứng nhận đầu tư và chính thức khởi động tại Cẩm Thịnh, TP. Cẩm Phả cũng là dự án cột mốc quan trọng của tỉnh.
Đây sẽ là dự án nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng LNG nhập khẩu đầu tiên của miền Bắc, có công suất dự kiến là 1.500 MW.
Dự án được đầu tư quy mô dự kiến khoảng 47.480 tỷ đồng, được thực hiện dựa trên sự hợp tác của nhiều nhà thầu trong và ngoài nước như: Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), Công ty cổ phần Cơ khí và lắp máy Việt Nam (Colavi), Tập đoàn Tokyo Gas và Tập đoàn Marubeni.
Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ KWh điện/năm. Đây là nguồn điện bổ sung quan trọng, cần thiết, kịp thời cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng của tỉnh và cho khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh tại TP Móng Cái (phối cảnh). Ảnh: TL |
Hai dự án còn lại là: dự án Sân golf 27 lỗ tại thị xã Đông Triều và dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1) cũng nhận được sự quan tâm, kỳ vọng lớn về phát triển du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp cũng như mở rộng mạng lưới logistics gắn liền với chuỗi dịch vụ hậu cần cảng (vận tải - kho bãi - cảng biển), với mô hình vận tải đa phương thức nhằm mang lại hiệu quả tối ưu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên cả nước còn rất nặng nề, các dự án được đồng loạt triển khai cũng là bước cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV và chủ đề công tác năm 2021 của tỉnh: “Giữ vững địa bàn an toàn và tạo đà tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy liên kết vùng”, thể hiện tầm nhìn, quyết tâm và khát vọng vươn lên của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng mới của đất nước.
Đây cũng là một trong nhiều khởi động tích cực của tỉnh Quảng Ninh khẳng định nỗ lực của tỉnh trong thực hiện "mục tiêu kép", đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần chào mừng kỷ niệm 58 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2021)./.