Hơn 12 năm bền bỉ cống hiến,ọcvàlàmtheoBácKhátvọngcốnghiếntừvùngđấtkhóMDrắfiorentina – empoli cô giáo Vân Nhi không ngừng khẳng định mình và là tấm gương sáng về lòng yêu nghề, ý chí vượt khó, khát vọng cống hiến. Mới đây, cô Vân Nhi được tôn vinh là điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
Hành trình gieo chữ nơi vùng sâu
Năm 2012, khi vừa tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật tại Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, cô Vân Nhi (khi ấy chỉ 23 tuổi) nhận quyết định công tác tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Tô Hiệu (xã Cư San, huyện M’Drắk). Đây là một trong những địa bàn khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk, nằm cách trung tâm huyện hơn 50km, đường đồi núi hiểm trở, giao thông vô cùng khó khăn. Lần đầu đến trường, cô Vân Nhi đã không giấu nổi sự xúc động trước những khó khăn của học sinh nơi đây. Với tâm huyết của một giáo viên trẻ và lòng yêu nghề, cô đã vượt qua mọi khó khăn, bền bỉ gieo chữ trên vùng đất nghèo.
Cô Vân Nhi chia sẻ, với vai trò giáo viên Mỹ thuật kiêm Tổng phụ trách Đội, nhận thấy học sinh nơi đây còn nhiều hạn chế, thương các em, cô thường xuyên tổ chức các hoạt động, cuộc thi, hội thi để học sinh rèn luyện kỹ năng sống. Với những em có hoàn cảnh khó khăn, cô thường xuyên đến tận nhà vận động các em trở lại lớp. Những lần băng qua con đường đất đỏ trơn trượt vào mùa mưa, hay những buổi trò chuyện dài để thuyết phục phụ huynh cho con tiếp tục đến trường, tất cả đều là minh chứng rõ nét cho sự kiên trì của cô. Với học sinh bán trú, cô quan tâm, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ, động viên các em học hành...
“Bản thân tôi rất thương trẻ em vùng sâu, nên khi được về công tác đúng nơi yêu thích đã tạo động lực giúp tôi vượt qua tất cả gian khó ấy. Càng khó khăn thì tôi càng muốn chinh phục. Các em học sinh nơi đây rất ngoan, hồn nhiên, ngây thơ và chịu nhiều thiệt thòi. Tôi muốn đến vùng sâu một phần giúp các em có thay đổi về nhận thức, tiến bộ hơn trong suy nghĩ, học tập”, cô Vân Nhi chia sẻ.
Em Ma Văn Chương, dân tộc Mông (sinh năm 2002), tại thôn 9, xã Cư San là một trong rất nhiều học sinh được cô giáo Vân Nhi giúp đỡ, hỗ trợ. Em Chương cho biết, thời gian học tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Tô Hiệu, cô Vân Nhi luôn động viên, gần gũi và định hướng cho em cố gắng học tập. Khi lên bậc trung học phổ thông, cô hỗ trợ để em được ở tại nhà bố mẹ cô tại thị trấn M’Drắk. Nhờ những giúp đỡ của cô, hiện em Ma Văn Chương là sinh viên năm thứ tư của Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.