Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh trình bày báo cáo. |
Ngày 14/10,ềntỷmuaquàtặngđạibiểudựđạihộilàchưathựchiệntiếtkiệthứ hạng của brann tiếp tục phiên họp thứ 49, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.
Trình bày Báo cáo, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, các ngành, các cấp đã chung sức, đồng lòng cùng người dân và doanh nghiệpkhắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều chính sách, giải pháp kích thích tiêu dùngtrong nước và xuất khẩu. Kinh tếtrong nước vẫn duy trì mức tăng trưởng dương, thặng dư thương mại đạt mức cao, lạm phát được kiểm soát.
Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ còn chậm
Theo báo cáo, cử tri và Nhân dân lo lắng về tình hình dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng đến đời sống xã hội; nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở làng nghề, hộ sản xuất kinh doanh phải ngừng hoạt động hoặc giải thể; một số lượng lớn người lao động bị thiếu hoặc mất việc làm dẫn đến không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp ...
Ngành công nghiệp mặc dù đã được đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển công nghiệp hỗ trợ nhưng còn rất khó khăn do chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và lưu thông hàng hóa bị gián đoạn ; hoạt động thương mại và dịch vụ giảm; tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra phức tạp; các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn.
Cử tri và Nhân dân phản ánh việc triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho các nhóm đối tượng bị tác động của dịch Covid-19 thời gian qua còn chậm, ở một số nơi còn thiếu sót và trùng đối tượng thụ hưởng; việc hỗ trợ cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, người lao động còn bất cập; nhiều doanh nghiệp, người dân chưa tiếp cận được gói hỗ trợ; còn tình trạng một số đối tượng nhập cảnh trái phép tạo nguy cơ lây lan, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.
Cử tri và Nhân dân một số nơi bức xúc vì giá sách giáo khoa tăng cao so với năm học trước, có dấu hiệu “lợi ích nhóm”; thiếu hướng dẫn và thông tin chưa rõ ràng việc sử dụng sách giáo khoa trong các nhà trường; việc lạm thu đầu năm học vẫn tồn tại.
Cử tri đề nghị ngành giáo dục cần có hướng dẫn thống nhất danh mục sách giáo khoa chính thức, nhất là bộ sách giáo khoa lớp 1, chỉ đạo và kiểm tra việc quản lý, sử dụng sách tham khảo; có giải pháp kiên quyết hơn với việc lạm thu đầu năm học. Bên cạnh đó, cử tri, Nhân dân lo lắng trước tình trạng bạo lực học đường còn xảy ra ở một số nơi, cần có giải pháp hiệu quả, kịp thời để ngăn chặn.
Trên cơ sở ý kiến cử tri, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống Nhân dân, thực hiện tốt công tác hỗ trợ người dân.
Chống tham nhũng còn không ít khó khăn
Trước kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, cử tri và Nhân dân tiếp tục thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng vào quyết tâm chính trị và hành động quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm , các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp gây bức xúc trong xã hội.
Tuy nhiên, cử tri cho rằng, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn không ít khó khăn, còn tình trạng đối tượng phạm tội tham nhũng tẩu tán tài sản, bỏ trốn, tham nhũng vặt, nhũng nhiễu trong giải quyết các thủ tục hành chính vẫn tồn tại; việc thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu công vẫn chưa đạt hiệu quả tích cực .
Nhiều ví dụ được dẫn để chứng minh cho nhận định này, như huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) chi 14 tỷ đồng ngân sách để xây tượng đài ba năm chưa hoàn thành mặc dù đây là một trong 56 huyện nghèo nhất cả nước; Vụ việc 3 công trình y tế công (Khu bệnh viện phụ sản 300 giường xây xong từ năm 2019; Bệnh viện chuyên khoa lao phổi quy mô 300 giường và Bệnh viện chuyên khoa tâm thần quy mô 300 giường bắt đầu xây dựng từ năm 2014 đến 2018 thì hoàn thành cơ bản) tại Bình Dương nhưng đến nay chưa đưa vào sử dụng, bỏ hoang gây lãng phí.
Việc một số địa phương chi tiền tỉ mua cặp da đựng tài liệu, may trang phục, mua sắm quà tặng cho khách mời và đại biểu dự Đại hội Đảng bộ... cũng nằm trong số các dẫn chứng chưa tiết kiệm.
Sau khi hoàn thiện, báo cáo tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri sẽ được báo cáo Quốc hội ngay phiên họp đầu tiên của mỗi kỳ họp.